Trước đây người ta vẫn thường nghĩ: học ngôn ngữ thứ 2 ở lứa tuổi
đang bắt đầu học tiếng mẹ đẻ có thể khiến trẻ lẫn lộn, nhầm lẫn, từ đó
ngăn trở việc học đọc - viết sau này. Nhưng các nhà nghiên cứu về học
song ngữ đã đưa ra những kết luận hoàn toàn trái ngược và đáng kinh
ngạc.
Đó là việc học đồng thời 2 ngôn ngữ giúp trẻ em trở nên linh hoạt, thông minh, có khả năng tập trung cao hơn.
Barbara Lust, một chuyên gia ngôn ngữ và tâm lý phát triển trẻ em, cho
rằng khả năng tập trung chú ý cao là chìa khóa cho sự thành công trong
học tập và là biểu hiện cao nhất của khả năng sẵn sàng đi học ở trẻ mầm
non.
Theo kết quả nghiên cứu 5 năm của Trung
tâm nghiên cứu ngôn ngữ Cornell, học sớm ngôn ngữ thứ 2 không ảnh hưởng
gì đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, ngược lại giúp trẻ tập trung chú ý
tốt hơn trong khi học so với trẻ chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, ngôn
ngữ thứ 2 hỗ trợ tiếng mẹ đẻ hình thành và phát triển tốt nếu được giới
thiệu sớm và bằng phương pháp phù hợp. Việc học ngoại ngữ giúp trẻ diễn
đạt tiếng mẹ đẻ đúng ngữ pháp, rõ ràng, mạch lạc hơn.
Barbara Lust và đồng nghiệp, tiến sĩ
Sujin Yang, đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên các tạp chí khoa
học nổi tiếng. Tiến sĩ Sujin Yang đã nghiên cứu quá trình học ngôn ngữ
của trẻ nhỏ hơn 30 năm, với trên 20 ngôn ngữ của các nền văn hóa khác
nhau trên thế giới. Bà chỉ ra rằng trẻ nhỏ có thể tiếp thu hơn một thứ
tiếng cùng một lúc rất tự nhiên, thoải mái hơn chúng ta vẫn tưởng. Trẻ
mầm non có thể học rất nhanh ngôn ngữ thứ 2 khi được “tắm” trong môi
trường ngôn ngữ thường xuyên, tích cực mà chúng đang học.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn đưa ra những
bằng chứng về các lợi ích khác mà trẻ có được khi học song ngữ (being
bilingual). Đó là:
• Phát triển tốt hơn về kỹ năng xã hội từ sự tiếp cận nền văn hóa khác trên thế giới, kỹ năng giao tiếp linh hoạt và tâm thế tự tin.
• Kỹ năng phát âm tốt hơn (cả tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2).
• Phát triển tốt hơn về kỹ năng xã hội từ sự tiếp cận nền văn hóa khác trên thế giới, kỹ năng giao tiếp linh hoạt và tâm thế tự tin.
• Kỹ năng phát âm tốt hơn (cả tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2).
• Khả năng quan sát đối chiếu, so sánh linh hoạt do trẻ luôn chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia.
• Từ mới sinh tới 6 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất cho việc học song ngữ. Qua giai đoạn này chúng ta phải cố gắng nhiều hơn, nhưng hiệu quả sẽ kém hơn.
• Từ mới sinh tới 6 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất cho việc học song ngữ. Qua giai đoạn này chúng ta phải cố gắng nhiều hơn, nhưng hiệu quả sẽ kém hơn.
2. Điều kiện cho việc học ngôn ngữ thứ 2 hiệu quả
TRƯỜNG TIẾNG ANH TRẺ EM POPODOO |
• Hãy cho trẻ “tắm” (tiếp xúc thường xuyên) trong môi trường tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2 ngay khi mới sinh.
• Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được nghe ngôn ngữ thứ 2 trong ngữ cảnh hằng ngày giống như tiếng mẹ đẻ. Nghe là kỹ năng cực kỳ quan trọng việc học ngôn ngữ. Ngôn ngữ được bắt đầu học từ nghe -nói - đọc - viết. Ngoài giờ học, trẻ có thể xem tivi, nghe thơ, chuyện, bài hát qua băng cassettes.Trẻ cũng có thể nghe người nước ngoài nói chuyện. Hiện nay có rất nhiều nguồn tài liệu (băng đĩa, phim ảnh, phần mềm trò chơi...) cho cha mẹ lựa chọn.
• Trẻ không nhất thiết phải hiểu những gì chúng nghe. Ngữ điệu, âm thanh, cảm xúc lời nói…cũng giúp ích rất nhiều. Trẻ có thể không hiểu hết ngữ nghĩa, nhưng chúng có thể phân biệt ngôn ngữ này với tiếng mẹ đẻ và dùng khả năng suy đoán để hiểu ý chính: ai đang ra lệnh, ai đang đặt câu hỏi, ai đang vui…Ngoài ra, những từ được lặp lại nhiều lần với sự trợ giúp của hình ảnh, ngữ cảnh giúp bé hiểu ý nghĩa thực của chúng. VD: đứng lên, ngồi xuống, cầm lấy, con chó... Đó là điều kiện rất tốt để học ngoại ngữ thành công sau này. Kỹ năng suy đoán giúp trẻ học nhanh nhiều thứ, trong đó có cả ngôn ngữ.
• Bạn hãy nhớ rằng không cần thiết phải chú tâm dạy ngôn ngữ nào đó cho một đứa trẻ tuổi mầm non. Trẻ học một cách thoải mái, tự nhiên nhờ khả năng mà các nhà tâm lý học gọi là “tính hồn nhiên nhận thức”. Càng lớn tính vô tư (spontaneousness), không gò bó, không biết ngượng gập này sẽ dần mất đi khi trẻ học và ứng xử theo các quy tắc xã hội.
• Hãy đọc truyện tranh cho trẻ nghe thường xuyên, cả bằng tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2. Hãy tổ chức các trò chơi bằng cả 2 thứ tiếng (luân chuyển) để trẻ có thể học mà chơi đúng theo đặc điểm hoạt động nhận thức của chúng.
• Nếu bạn là người nói được ngôn ngữ này, hãy nói chuyện với trẻ bằng cả 2 thứ tiếng. Đừng sợ trẻ bị lẫn lộn (confusing). Giai đoạn đó sẽ qua mau, không hại gì, chỉ làm trẻ trở nên linh hoạt, dịch chuyển ý tưởng nhanh hơn các bạn chỉ học tiếng mẹ đẻ./.
• Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được nghe ngôn ngữ thứ 2 trong ngữ cảnh hằng ngày giống như tiếng mẹ đẻ. Nghe là kỹ năng cực kỳ quan trọng việc học ngôn ngữ. Ngôn ngữ được bắt đầu học từ nghe -nói - đọc - viết. Ngoài giờ học, trẻ có thể xem tivi, nghe thơ, chuyện, bài hát qua băng cassettes.Trẻ cũng có thể nghe người nước ngoài nói chuyện. Hiện nay có rất nhiều nguồn tài liệu (băng đĩa, phim ảnh, phần mềm trò chơi...) cho cha mẹ lựa chọn.
• Trẻ không nhất thiết phải hiểu những gì chúng nghe. Ngữ điệu, âm thanh, cảm xúc lời nói…cũng giúp ích rất nhiều. Trẻ có thể không hiểu hết ngữ nghĩa, nhưng chúng có thể phân biệt ngôn ngữ này với tiếng mẹ đẻ và dùng khả năng suy đoán để hiểu ý chính: ai đang ra lệnh, ai đang đặt câu hỏi, ai đang vui…Ngoài ra, những từ được lặp lại nhiều lần với sự trợ giúp của hình ảnh, ngữ cảnh giúp bé hiểu ý nghĩa thực của chúng. VD: đứng lên, ngồi xuống, cầm lấy, con chó... Đó là điều kiện rất tốt để học ngoại ngữ thành công sau này. Kỹ năng suy đoán giúp trẻ học nhanh nhiều thứ, trong đó có cả ngôn ngữ.
• Bạn hãy nhớ rằng không cần thiết phải chú tâm dạy ngôn ngữ nào đó cho một đứa trẻ tuổi mầm non. Trẻ học một cách thoải mái, tự nhiên nhờ khả năng mà các nhà tâm lý học gọi là “tính hồn nhiên nhận thức”. Càng lớn tính vô tư (spontaneousness), không gò bó, không biết ngượng gập này sẽ dần mất đi khi trẻ học và ứng xử theo các quy tắc xã hội.
• Hãy đọc truyện tranh cho trẻ nghe thường xuyên, cả bằng tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2. Hãy tổ chức các trò chơi bằng cả 2 thứ tiếng (luân chuyển) để trẻ có thể học mà chơi đúng theo đặc điểm hoạt động nhận thức của chúng.
• Nếu bạn là người nói được ngôn ngữ này, hãy nói chuyện với trẻ bằng cả 2 thứ tiếng. Đừng sợ trẻ bị lẫn lộn (confusing). Giai đoạn đó sẽ qua mau, không hại gì, chỉ làm trẻ trở nên linh hoạt, dịch chuyển ý tưởng nhanh hơn các bạn chỉ học tiếng mẹ đẻ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét