Điều quan trọng đối với cha mẹ là liên tục xây dựng lòng tự tin cho con,
đặc biệt khi trường học và bạn bè có thể có những ảnh hưởng ngược
chiều.
Để làm được điều này, các nhà khoa học đã đưa ra một số gợi ý với các bậc cha mẹ
Những điều cha mẹ cần chú ý:
* Hãy tin vào con mình và thể hiện lòng tin đó
* Khen con thật nhiều và thường xuyên có những phản hồi tích cực về những gì con làm
* Lắng nghe con thật kỹ càng, thậm chí nhắc lại những gì vừa nghe được để kiểm tra xem mình có hiểu đúng những gì con nói không
* Thể hiện hiểu biết với những cảm giác của con và khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc bằng lời nói
* Khi cần chỉ trích, hãy chỉ trích hành vi chứ không phải chỉ trích trẻ: hãy làm cho trẻ hiểu hành động của cháu làm bạn giận chứ không phải rằng bản thân cháu là người xấu
* Hãy tập trung vào những điểm mạnh chứ không phải điểm yếu của trẻ
* Tôn trọng những mối quan tâm của con, kể cả khi những điều đó có vẻ buồn tẻ đối với bạn
* Chấp nhận những nỗi sợ hãi và cảm giác bất an của con khi cháu nói như vậy - cho dù những điều đó có vẻ vớ vẩn, đừng bao giờ tỏ ra không quan tâm hoặc mắng át bé. Ví dụ nếu cháu nói "Con học rất kém toán", bạn hãy nói "Con đang gặp khó khăn trong môn này, vậy bố/mẹ có thể giúp gì con được không?", đừng bao giờ nói "vớ vẩn" hoặc "vậy thì con cố mà học tốt hơn"
* Khuyến khích tính độc lập - khuyến khích trẻ thử sức với những điều mới
* Hãy cùng cười vui với con - nhưng đừng bao giờ cười nhạo báng con
* Tập trung mạnh vào những thành công của con, đừng quá chú ý tới những thất bại
Làm thế nào để xây dựng lòng tự tin cho con trẻ
Điều bạn cần tránh:
Bạn đã nói với con không được vừa đi vừa bê một cốc đầy sữa và đĩa thức ăn đầy. Cháu vẫn làm, rồi trượt ngã và đánh đổ hết mọi thứ ra sàn. Trong tình huống này, các bậc cha mẹ rất dễ dàng nói "Con có thấy không, mẹ đã nói rồi..."
Những lời như vậy sẽ làm cho trẻ đã buồn về chuyện xảy ra lại càng buồn hơn. Lúc này, bạn cần tỏ ra an ủi con bằng cách nói "trời ơi, con thử nhưng không được hả. Chán nhỉ. Nhưng lần sau có lẽ con nên để các thứ vào khay hoặc bưng từng thứ một thôi nhé."
Những lời chỉ trích được nói vỗ mặt đối với trẻ em có thể làm thui chột lòng tự tin của bé. Ngoài ra, nếu con bạn nghe thấy bạn nói với ai rằng cháu nó vụng về lắm, cháu sẽ cho rằng bạn thực sự tin như vậy và cảm thấy điều đó khó có thể thay đổi được. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến động lực cố gắng của trẻ.
Bạn cũng cần hết sức cẩn thận trong lời ăn tiếng nói. Người lớn thực ra rất dễ nói những câu như "Con vụng quá" hoặc "Đừng ngu ngốc thế" trong lúc bực mình.
Nên nhớ rằng quá nhiều lời chê của cha mẹ sẽ làm trẻ tin rằng chúng thực sự vô dụng và ngu ngốc.
Nói xin lỗi con khi bạn sai
Không ai trong chúng ta là hoàn hảo, sẽ có những lúc bạn nói ra điều gì và ngay lập tức hối tiếc. Nếu chuyện này xảy ra, hãy xin lỗi con bằng những câu như "Đáng lẽ bố/mẹ không nên nói thế. Bố/mẹ không cố tình". Sau đó hãy ôm con vào lòng để giàn hòa.
Nguồn: Đài BBC Vietnam
Để làm được điều này, các nhà khoa học đã đưa ra một số gợi ý với các bậc cha mẹ
Những điều cha mẹ cần chú ý:
* Hãy tin vào con mình và thể hiện lòng tin đó
* Khen con thật nhiều và thường xuyên có những phản hồi tích cực về những gì con làm
* Lắng nghe con thật kỹ càng, thậm chí nhắc lại những gì vừa nghe được để kiểm tra xem mình có hiểu đúng những gì con nói không
* Thể hiện hiểu biết với những cảm giác của con và khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc bằng lời nói
* Khi cần chỉ trích, hãy chỉ trích hành vi chứ không phải chỉ trích trẻ: hãy làm cho trẻ hiểu hành động của cháu làm bạn giận chứ không phải rằng bản thân cháu là người xấu
* Hãy tập trung vào những điểm mạnh chứ không phải điểm yếu của trẻ
* Tôn trọng những mối quan tâm của con, kể cả khi những điều đó có vẻ buồn tẻ đối với bạn
* Chấp nhận những nỗi sợ hãi và cảm giác bất an của con khi cháu nói như vậy - cho dù những điều đó có vẻ vớ vẩn, đừng bao giờ tỏ ra không quan tâm hoặc mắng át bé. Ví dụ nếu cháu nói "Con học rất kém toán", bạn hãy nói "Con đang gặp khó khăn trong môn này, vậy bố/mẹ có thể giúp gì con được không?", đừng bao giờ nói "vớ vẩn" hoặc "vậy thì con cố mà học tốt hơn"
* Khuyến khích tính độc lập - khuyến khích trẻ thử sức với những điều mới
* Hãy cùng cười vui với con - nhưng đừng bao giờ cười nhạo báng con
* Tập trung mạnh vào những thành công của con, đừng quá chú ý tới những thất bại
Làm thế nào để xây dựng lòng tự tin cho con trẻ
Môi trường hoàn thiện cho các bé |
Điều bạn cần tránh:
Bạn đã nói với con không được vừa đi vừa bê một cốc đầy sữa và đĩa thức ăn đầy. Cháu vẫn làm, rồi trượt ngã và đánh đổ hết mọi thứ ra sàn. Trong tình huống này, các bậc cha mẹ rất dễ dàng nói "Con có thấy không, mẹ đã nói rồi..."
Những lời như vậy sẽ làm cho trẻ đã buồn về chuyện xảy ra lại càng buồn hơn. Lúc này, bạn cần tỏ ra an ủi con bằng cách nói "trời ơi, con thử nhưng không được hả. Chán nhỉ. Nhưng lần sau có lẽ con nên để các thứ vào khay hoặc bưng từng thứ một thôi nhé."
Những lời chỉ trích được nói vỗ mặt đối với trẻ em có thể làm thui chột lòng tự tin của bé. Ngoài ra, nếu con bạn nghe thấy bạn nói với ai rằng cháu nó vụng về lắm, cháu sẽ cho rằng bạn thực sự tin như vậy và cảm thấy điều đó khó có thể thay đổi được. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến động lực cố gắng của trẻ.
Bạn cũng cần hết sức cẩn thận trong lời ăn tiếng nói. Người lớn thực ra rất dễ nói những câu như "Con vụng quá" hoặc "Đừng ngu ngốc thế" trong lúc bực mình.
Nên nhớ rằng quá nhiều lời chê của cha mẹ sẽ làm trẻ tin rằng chúng thực sự vô dụng và ngu ngốc.
Nói xin lỗi con khi bạn sai
Không ai trong chúng ta là hoàn hảo, sẽ có những lúc bạn nói ra điều gì và ngay lập tức hối tiếc. Nếu chuyện này xảy ra, hãy xin lỗi con bằng những câu như "Đáng lẽ bố/mẹ không nên nói thế. Bố/mẹ không cố tình". Sau đó hãy ôm con vào lòng để giàn hòa.
Nguồn: Đài BBC Vietnam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét