Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Phương pháp giúp con học ngoại ngữ hiệu quả

Bộ não của trẻ dễ dàng tiếp nhận một hệ ngôn ngữ khác bên cạnh ngôn ngữ mẹ đẻ hơn người lớn. Bởi vậy cha, mẹ nên để trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Thông thường những trẻ có có cơ hội được tiếp xúc với một ngoại ngữ từ nhỏ sẽ có khả năng học tốt ngoại ngữ đó hơn những trẻ nhỏ khác. Hy vọng những thông tin tổng hợp dưới đây có thể giúp các bậc làm cha mẹ có một phương pháp dạy con học ngoại ngữ hiệu quả, tạo thêm cảm hứng học ngoại ngữ cho con em mình.

Phương pháp giúp con học ngoại ngữ hiệu quả


Trẻ thông minh hơn ta tưởng

Chia sẻ với các bậc bố mẹ tại buổi nói chuyện “Có nên cho con học ngoại ngữ từ năm bé lên 2 tuổi?” do Hội quán các bà mẹ tổ chức, Chuyên gia tư vấn giáo dục Tâm Như Hạnh cho rằng: “Não bộ của trẻ nhỏ giống như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh. Nếu chúng ta giới thiệu ngoại ngữ càng sớm, khả năng “hút” của miếng bọt biển này càng mạnh”.
Ngoài ra, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ cũng dễ bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn. Đừng lo các bé bị nhầm lẫn, hay loạn ngôn ngữ, vì đầu óc càng non nớt càng dễ phân biệt và tiếp thu.
Nói về khả năng học ngoại ngữ của trẻ, chuyên gia nhận định: “Một trẻ phát triển bình thường khi được 18 tháng tuổi có thể nói được trung bình khoảng 50 từ. Việc cho trẻ tiếp thu hai ngôn ngữ một lúc sẽ tăng tư duy cho bộ não, đồng thời giúp trẻ nói được nhi
ều từ hơn so với một đứa trẻ chỉ tập nói một ngôn ngữ. Điều này không chỉ giúp bé có thể làm quen với ngoại ngữ khác và tiếng mẹ đẻ mà còn giúp bé tự tin, sôi nổi, bạo dạn hơn trong giao tiếp”.
Phương pháp giúp con học ngoại ngữ hiệu quả
Môi trường giáo dục đầu tiên cho trẻ
Trước khi trẻ theo học ở bất kỳ môi trường giáo dục chính thức ở ngoài xã hội thì gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên. Môi trường giáo dục này có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của trẻ tại các trường lớp chính thức. Việc dạy và học ngoại ngữ cho trẻ cũng vậy, hãy để trẻ được làm quen với tiếng Anh hay bất kì thứ tiếng nào khác như một ngôn ngữ thứ 2 tại chính gia đình là một ý tưởng tuyệt vời giúp con trẻ của bạn học tốt ngoại ngữ sau này.
Bộ não của trẻ dễ dàng tiếp nhận một hệ ngôn ngữ khác bên cạnh ngôn ngữ mẹ đẻ hơn người lớn. Bởi vậy cha, mẹ nên để trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Thông thường những trẻ có có cơ hội được tiếp xúc với một ngoại ngữ từ nhỏ sẽ có khả năng học tốt ngoại ngữ đó hơn những trẻ nhỏ khác.
Giai đoạn đầu tiên hãy để trẻ được làm quen với ngoại ngữ bằng những từ đơn giản nhất. Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ chưa biết mặt chữ, vì vậy cha, mẹ có thể hướng dẫn bé đọc to những đồ vật trong gia đình bằng ngoại ngữ mà bố mẹ muốn bé theo học. Thông qua cách này cha, mẹ sẽ tạo được sự thích thú tò mò của trẻ đối với một ngôn ngữ mới lạ so với ngôn ngữ mẹ đẻ. Bên cạnh đó việc để trẻ nói lặp đi lặp lại một từ mới của môn ngoại ngữ đó còn giúp cho trẻ làm quen dần với cách phát âm của một ngôn ngữ mới.
Phương pháp giúp con học ngoại ngữ hiệu quả
Hãy cùng học với con
Trên thị trường có rất nhiều giáo trình, máy, CD, website, cũng như các trung tâm ngoại ngữ giúp trẻ học. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết phương pháp dạy co
n và có điều kiện để đưa con đến các trung tâm đó.
Vấn đề không phải là dạy con mà là chơi với con. Nếu bố mẹ không biết tiếng Anh, có thể cùng con học nghe & nói thông qua các từ, các bài hát vui nhộn, trò chơi vận động bằng tiếng Anh trên băng đĩa, tivi…
Cha mẹ có thể đưa ra những từ đơn giản đến phức tạp và tận dụng các câu nói hằng ngày. Hãy hướng dẫn trẻ bắt đầu nói những từ đơn như: “con mèo”, “ ngôi nhà” là những đồ vật gần gũi xung quanh trẻ…Ví dụ, tới giờ ăn dạy dùng từ “rice” (cơm) và “enjoy your meal” (chúc ăn ngon) cho trẻ, hoặc trong giờ tắm, giới thiệu các từ “face” (mặt), “eyes” (mắt); “nose“ (mũi)… bằng cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Lặp đi lặp lại những từ như thế sẽ giúp trẻ tiếp nhận ngôn ngữ một cách rất dễ dàng.
Sau một khoảng thời gian nhất định bạn có thể hướng dẫn trẻ nói các cụm từ ngắn như: “Cái gì đó?”, “Đó là cuốn sách của tôi”, “Tôi có thể không”, “Đó là một chiếc xe hơi” …Việc để trẻ nói những cụm từ ngắn này sẽ giúp chúng có thể nói nhiều hơn một từ một lúc và cũng dần luyện cho trẻ cách phát âm chính xác hơn. Dần dần trẻ sẽ xây dựng vốn từ vựng nhất định.
Bạn cũng có thể dán những từ con đã học trên tường nhà, làm thùng thu thập ngôn ngữ cho con. Mỗi ngày, cha mẹ cho con làm quen với một, hai từ. Sau một tuần, cùng con mở thùng ra hoặc cùng xem lại những từ đã học để chơi trò chơi đoán chữ. Sẽ rất thú vị và trẻ sẽ nhớ rất nhanh.

Ngoài ra bạn có thể mua cho trẻ những cuốn truyện tranh thiếu nhi bằng chính những thứ tiếng mà bạn mong muốn con theo học. Đó là một điều rất hữu ích nếu bạn thực sự muốn con trẻ có thể học tốt ngoại ngữ sau này. Trước hết, bạn có thể sử dụng những cuốn sách này bằng cách đọc cho con bạn nghe. Đọc cho con những câu chuyện bằng một ngoại ngữ nào đó là rất quan trọng, vì thông qua đó trẻ sẽ tích lũy được vốn ngôn ngữ cho bản thân.
Trẻ nhỏ có tính tò mò, nhưng cũng rất nhanh chán. Vì vậy để trẻ không cảm thấy nhàm chán và nặng nề đối với việc tập nói ngoại ngữ, cha, mẹ hãy biến khoảng thời gian này trở thành khoảng thời gian vui vẻ nhất trong ngày của con trẻ. Điều đó sẽ giúp chúng cảm thấy thoái mái và thú vị, không có cảm giác nặng nề là chúng đang học mà là chúng đang được chơi. Vì vậy, ngay cả khi con bạn vẫn còn rất nhỏ, bạn vẫn có thể bắt đầu ngay bây giờ bằng cách đọc những câu chuyện tiếng Anh, tiếng Pháp… cho trẻ.

Phương pháp dạy con học chữ hiệu quả

Phần lớn trẻ con đã bắt đầu nhận biết một vài chữ cái khi chúng khoảng 2-3 tuổi và gần hết bảng chữ khi chúng được 4-5 tuổi.

Phương pháp dạy con học chữ hiệu quả
Mặc dù chưa có thống nhất về việc nên dạy cho trẻ từ nào trước, thì thường trẻ vẫn muốn học những chữ cái quan trọng với chúng. Trẻ sẽ muốn học cách viết tên mình và những từ như “bố”, “mẹ”, thậm chí là tên của con cún yêu.
Khi bạn dạy trẻ học chữ cái, hãy làm theo những cách sau:- Đọc tên của chữ cái trước. Có thể cho trẻ học chữ viết hoa trước rồi mới đến chữ thường.- Cho trẻ học bài hát bảng chữ cái khi chỉ vào từng từ. - Tập trung vào hình dáng của mỗi chữ cái. Cho trẻ biết một số chữ chỉ gồm đường thẳng như A, E, chữ khác lại có đường cong như C, O, còn có chữ có cả đường cong lẫn đường thẳng như B, D, và P.
- Bắt đầu với những âm thanh nối tiếp. Khi trẻ đã biết tên các chữ cái và bạn dạy cho trẻ cách kết hợp âm thanh với cách viết, hãy bắt đầu bằng những phụ âm có âm thanh liên tiếp, như F, L, M, N, R và S.
Hãy đảm bảo mỗi lần học là một lần vui. Học chữ cái cũng tốt, nhưng cho trẻ đọc những quyển sách hay cũng rất hữu ích.
Theo Alobacsi

Giúp trẻ tập trung ngồi học

Đa số phụ huynh có con trong độ tuổi đi học đều lo lắng vì trẻ không chịu ngồi yên học bài nhưng cha mẹ cũng đừng quát mắng hay dọa nạt bởi nó có thể khiến trẻ căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe. Hãy tạo môi trường để trẻ hứng thú với bàn học hay bố mẹ có thể mua những sách danh nhân về cho trẻ đọc. 

Giúp trẻ tập trung ngồi học

Tạo môi trường

Cần tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh cho trẻ học bài và khi trẻ đã học bài thì cha mẹ không nên nói năng, quát mắng hay gây ra những âm thanh: đài, ti vi, tiếng ồn ào khiến cho trẻ mất tập trung.

Sắp xếp thời gian làm bài tập của trẻ linh hoạt

Cha mẹ không nên quá cứng nhắc với thời gian làm bài tập của trẻ. Chẳng hạn, nếu hôm nào đó, trên truyền hình có chương trình trẻ hứng thú, bổ ích với trẻ  mà vào đúng giờ làm bài tập của trẻ thì cha mẹ hãy cho trẻ xem hoặc khuyến khích trẻ xem. Vì nếu như không cho trẻ xem mà bắt trẻ làm bài tập thì trong đầu trẻ vẫn luôn nghĩ đến chương trình kia, khó tập trung vào việc học
Tuy nhiên khi để cho trẻ xem, cha mẹ cũng cần phải làm cho trẻ hiểu rõ sự quan trọng giữa việc học và xem ti vi, phải lấy tiêu chí đầu tiên là không để ảnh hưởng đến việc học chứ không phải là nhượng bộ trẻ.

Kèm cặp thích hợp

Thời kỳ đầu đi học, mức độ tập trung chú ý, tính kiên trì ở trẻ còn hạn chế, sự kèm cặp bên cạnh của người lớn là một sự ủng hộ hết sức có ý nghĩa đối với trẻ. Nhưng cha mẹ cần chú ý khi kèm cặp, cha mẹ cần quan tâm đến quá trình học của trẻ không nhất thiết phải quá để ý đến tình hình cụ thể của việc học. Có thể cha mẹ ngồi cạnh con nhưng để con chuyên tâm làm bài tập và cha mẹ cũng chuyên tâm làm việc của mình.
Giúp trẻ tập trung ngồi học

Nêu gương

Trẻ học rất nhiều từ cha mẹ, vì vậy mà từ chính hành động của mình cha mẹ cũng có thể hướng dẫn cho con khả năng tập trung khi làm một việc gì đó. Như khi làm việc tại nhà cha mẹ hãy tập trung làm cho xong việc, không nên làm nhiều việc một lúc hoặc thường xuyên bỏ dở công việc.
Ngoài ra, phần lớn trẻ nhỏ thường thích nghe kể chuyện, cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện sinh động về các danh nhân, những tấm gương về khả năng tập trung và có ý chí học tập, làm việc để trẻ noi theo và học tập.

Chú ý sức khỏe của trẻ

Cha mẹ phải quan tâm đến giấc ngủ của trẻ. Khi không được ngủ đủ và nghỉ ngơi trong đêm trước đó, trẻ sẽ dễ mất tập trung. Ngoài ra cũng cần cho trẻ vận động, tập thể dục hay tham gia chơi một môn thể thao nào đó. Việc này giúp máu luân chuyển đều khắp cơ thể và các hormone phản ứng, làm gia tăng hoạt động trí não, tăng độ nhạy bén.
Ngoài thời gian học, cha mẹ nên để trẻ được vui chơi thoải mái. Không nên tranh thủ bắt trẻ học ở các thời gian trống vì như vậy càng làm cho trẻ căng thẳng, mệt mỏi, không tập trung học được mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

Giúp con thích đi mẫu giáo

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Tâm Nhàn (Công ty TNHH khoa học ứng dụng tâm lý Hồn Việt): “Giai đoạn đi mẫu giáo (3 tuổi) là giai đoạn tiền đề cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Do vậy, ba mẹ, thầy cô cần quan tâm đúng để giúp trẻ phát triển tốt nhất về tâm lý, trí tuệ, thể chất…”. Vì thế, trước khi cho trẻ đến trường, cha mẹ nên giúp trẻ chuẩn bị tâm lý để khắc phục tình trạng trẻ “sợ” trường lớp.




Giúp con thích đi mẫu giáo


Trong thực tế, có nhiều trẻ rất hăng hái đến trường. Đó đa số là những đứa trẻ hướng ngoại, ưa thích khám phá, hoặc có nhiều bạn đã đi học và chúng hứng thú đi học để có thêm bạn chơi cùng. Còn những trẻ sợ đến trường mẫu giáo thường nhút nhát hoặc ít bạn, ít được tạo điều kiện tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Lúc nhỏ, trẻ ít được tiếp xúc, chơi đùa với những trẻ cùng tuổi (bạn hàng xóm, anh chị em họ…), chỉ quen với môi trường gia đình với những người thân.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều bé bị tác động bởi lời nói của mọi người xung quanh về việc “đi nhà trẻ”. Đối với người lớn, đó chỉ là những lời nói đùa nhưng với trẻ, đó là sự thật. Ví dụ như anh chị trong nhà hay nói: “Mai mốt cho Bi đi nhà trẻ cho đỡ quậy, hoặc bé Ngọc đi nhà trẻ để hết người nhõng nhẽo nhé”. Nghe những lời nói đùa đó, trẻ sẽ cho rằng việc đến trường là trẻ phải rời xa ba mẹ như “bị bỏ rơi” nên việc ghét nhà trẻ cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, lịch sinh hoạt ở trường cũng không giống với ở nhà làm cho trẻ dễ “dị ứng” và gây sợ hãi (bị cô rầy la, bị bạn cào xước, bị té, bị bệnh…). Thậm chí nhiều em còn bị sụt cân, thay đổi tính khí sau một thời gian bị ép đến trường.
Giúp con thích đi mẫu giáo
Làm quen với môi trường ngoài gia đình: trước thời gian chuẩn bị cho con đến trường, cho trẻ giao tiếp, chơi đùa với những bạn nhỏ cùng tuổi; đưa trẻ đi chơi, đến những nơi công cộng (công viên) để trẻ tập làm quen với môi trường bên ngoài gia đình. Thời gian đầu đi học, nên cho trẻ học khoảng nửa buổi để tập làm quen (có thể có mặt cha mẹ hoặc anh chị).
Tạo hứng thú cho trẻ với trường lớp: tạo tâm thế, hứng thú cho trẻ đến trường bằng những câu chuyện kể, “tâm sự mẹ con”, “giới thiệu” và tiếp cận môi trường mới bằng cách đưa trẻ đến trường xem các bạn chơi đùa, sinh hoạt có ba mẹ cùng đi và cùng chơi. Dần dần rút ngắn thời gian có mặt cùng trẻ ở trường đến khi trẻ quen với môi trường lớp học.


Thay đổi thói quen sinh hoạt: một trong những nguyên nhân khiến trẻ không thích đi nhà trẻ còn là việc thay đổi thói quen sinh hoạt. Vì thế, phụ huynh hãy tìm hiểu trước lịch sinh hoạt ở nhà trẻ mà mình chuẩn bị gởi con để tập cho trẻ sinh hoạt ở nhà theo lịch sinh hoạt của nhà trẻ nhằm giúp trẻ thích nghi dễ dàng hơn và không bỡ ngỡ. Tập cho trẻ sinh hoạt (ăn, ngủ, học) theo sinh hoạt của trường vào cả những ngày nghỉ. Tránh sự bất nhất về sinh hoạt giữa ở nhà và ở trường, vì như vậy khiến cho trẻ khó thích nghi và dễ lo lắng đến ngày đi học.
Đừng hù dọa bé: nhiều phụ huynh thường hay “phóng đại” các quy tắc ở trường mẫu giáo cũng khiến trẻ lo lắng và nhất quyết không chịu đi học. Ví dụ: con không ngoan, mai mốt đi học là cô giáo phạt, không chịu ăn là cô đánh đòn, bỏ đói, nhốt vô tủ… Hoặc khi tập cho con đi bô lại hay nói con không chịu đi mai mốt vô trường đi ra quần là cô phạt đấy nhé… Vì thế, tuyệt đối không nói đùa những câu tưởng như vô hại nhưng vô tình gây cho trẻ sự lo lắng, sợ hãi về sự “đáng sợ” của trường lớp, của cô giáo.
Quan tâm tới trẻ: ba mẹ cần quan tâm, hỏi han, thể hiện tình cảm với trẻ mỗi chiều khi rước trẻ về, để trẻ vẫn cảm thấy được thương yêu, ngay cả những giờ trẻ vắng ba mẹ. Tạo sự gần gũi thân tình giữa trẻ và cô giáo, bạn bè. Thường xuyên liên lạc với cô giáo để biết thêm về những thay đổi của trẻ ở trường, kịp thời có những biện pháp can thiệp. Vì ngoài ba mẹ vai trò của người giáo viên cũng hết sức quan trọng. Người giáo viên phải hiểu về tâm lý trẻ, yêu thương trẻ và có cách cư xử phù hợp với từng tính cách của mỗi trẻ. 

Tạo thói quen cho trẻ trước khi đi học

Ngay từ nhỏ bạn có thể tạo thói quen cho trẻ trước khi đi học để trẻ sống kỷ luật hơn. Thói quen hình thành sớm có thể giúp trẻ nhanh nhẹn hoạt bát và nề nếp hơn nữa bạn cũng đỡ mất thời gian chuẩn bị hay la mắng chúng.

Tạo thói quen cho trẻ trước khi đi học
Chọn quần áo vào tối hôm trước
Cho dù con bạn bao nhiêu tuổi đi nữa thì việc mặc gì vào buổi sáng có thể là một “cuộc chiến”. Hãy để trẻ tự chọn trang phục, giày dép và các phụ kiện đi kèm vào buổi tối hôm trước. Nếu cái gì đó không sạch sẽ hay cần sửa chữa, bạn sẽ biết trước và xử lý để tránh mất thời gian vào buổi sáng.
 
Chuẩn bị trước những gì có thể
Quần áo không phải là điều duy nhất bạn nên chuẩn bị vào buổi tối. Hãy giúp trẻ làm tất cả mọi thứ có thể vào tối hôm trước như hoàn thành bài tập về nhà, chuẩn bị cặp sách. Còn việc của bạn là chuẩn bị đồ ăn cho trẻ, lên thực đơn cho bữa sáng hôm sau trước khi đi ngủ.
 
Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ
Bọn trẻ uể oải hay cáu gắt có thể làm bạn mất thời gian hơn vào buổi sáng. Bằng cách tạo một khung giờ cố định cho giấc ngủ và thực hiện thường xuyên, bạn sẽ đảm bảo bọn trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ. Sau bữa tối, bạn nên dành một khoảng thời gian cho trẻ nghỉ ngơi. Tiếp đến là giờ tắm, giờ kể chuyện, đánh răng và tắt đèn đi ngủ. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo con bạn có được giấc ngủ phù hợp với lứa tuổi.
Tạo thói quen cho trẻ trước khi đi học
 
Bữa sáng đơn giản
Không nên bỏ qua bữa ăn sáng, nhưng nó cũng không nên là một bữa thịnh soạn. Bạn nên để dành các bữa nhiều dinh dưỡng ấy đến cuối tuần còn các bữa sáng trong tuần nên đơn giản hóa. Bạn có thể làm những bữa sáng đơn giản nhưng vẫn tốt cho sức khỏe như sữa chua, hoa quả tươi với bánh mì hoặc sinh tố trái cây và bánh ngũ cốc.
 
Không bật TV
Trẻ em ở mọi lứa tuổi (và cả người lớn) có thể dễ dàng bị phân tâm bởi các chương trình truyền hình và trò chơi điện tử. Đừng để những trò tiêu khiển làm chậm thói quen buổi sáng của bạn. Bố mẹ nên chủ động đưa ra những quy tắc chung trong nhà như không TV hay game trước giờ đi học.
Tạo thói quen cho trẻ trước khi đi học
 
Đơn giản hóa thói quen của riêng bạn
Đôi khi không chỉ bọn trẻ mới lãng phí thời gian vào buổi sáng mà cả bạn nữa! Hãy đơn giản hóa thủ tục buổi sáng của riêng bạn và ra khỏi nhà đúng giờ mỗi ngày. Thay vì chiến đấu với mái tóc vào mỗi buổi sáng, bạn nên chọn kiểu tóc đơn giản hơn. Cắt tóc gọn gàng và giảm thiểu những loại mỹ phẩm trang điểm không cần thiết để tiết kiệm thời gian. Cố gắng sử dụng các sản phẩm làm đẹp đa năng để có thể hoàn tất việc trang điểm trong khoảng 5-7 phút. Bên cạnh đó, bạn nên giữ cho phòng tắm sạch sẽ và có tổ chức để hỗ trợ việc vệ sinh cá nhân mỗi sáng một cách nhanh chóng.
Theo VTV

Nên cho con học ngoại ngữ từ 4 tuổi

Trẻ em nên bắt đầu học ngoại ngữ từ 4 tuổi. Lúc đó, trẻ chưa vướng bận điều gì, chưa phải suy nghĩ về việc học, lại có thể kết hợp vừa học vừa chơi. Nếu các em làm quen và bắt đầu học ngoại ngữ sớm sẽ có cơ hội có trình độ ngoại ngữ cao sớm hơn” - bà BEATE WIDLOK, VIỆN GOETHE MUNICH, ĐỨC khẳng định.

Bà đánh giá như thế nào về xu hướng học ngoại ngữ sớm hiện nay tại Việt Nam? Xu hướng này có gây ra thử thách hay sức ép gì đối với người học không?

- Tôi đặc biệt quan tâm tới một xu hướng đang rất rõ rệt tại Việt Nam, đó là thực hiện và phát triển các chương trình học tiếng Anh ở trẻ em. Tôi nhận thấy ngày càng nhiều học sinh bắt đầu học tiếng Anh từ rất sớm. Và với việc học ngoại ngữ sớm như hiện nay, vấn đề lớn nhất đặt ra là chất lượng giảng dạy của giáo viên. Tại đây, nhiều giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy truyền thống, không thường xuyên trau dồi, nâng cao kiến thức ngoại ngữ của mình, nên không cập nhật và thường sử dụng phương pháp bắt buộc với học sinh.

Bà vừa nhấn mạnh vai trò của giáo viên cũng như phương pháp giảng dạy ngoại ngữ sớm cho trẻ…

- Giáo viên thường có thói quen đưa ra yêu cầu với học sinh, buộc các em phải làm cái này, cái kia, mà không chú ý tới việc cần cho các em bao nhiêu thời gian để chuẩn bị, tìm hiểu kiến thức được giảng dạy. Hiện nay, tại Viện Goethe không có hệ thống thi cử hoặc sát hạch vì trẻ không muốn thế. Cần thay đổi cách kiểm tra sao cho kết quả được kiểm định ngay sau khi học. Giáo viên cũng cần chú ý tới chất lượng của tài liệu giảng dạy mà họ sử dụng.

Một lưu ý, trẻ nhỏ mới là chủ thể, chứ không phải thầy giáo. Giáo viên thực chất chỉ là người đưa ra hướng dẫn cho trẻ thực hiện công việc học của mình. Trẻ rất giỏi trong việc học lẫn nhau nên giáo viên cần biết cách chia nhóm, bài trí lớp học để bằng cách nào đó trẻ tự học hỏi kiến thức xung quanh mình. Trước một ngôn ngữ mới, ngay từ buổi đầu cho trẻ tiếp xúc, không nên đưa ra yêu cầu quá cao, cần cho chúng hiểu rằng, đó không phải là cái gì quá ghê gớm.

Còn với các bậc phụ huynh thì sao, thưa bà, bởi họ cũng tạo nhiều ảnh hưởng đến trẻ?

- Nếu họ thường xuyên nói chuyện với các em theo hướng tích cực về việc học ngoại ngữ, đồng thời biết phối hợp với giáo viên để xây dựng và thực hiện chương trình dạy ngoại ngữ tốt hơn, tạo cho trẻ cách tiếp cận và tiếp thu môn học một cách từ từ, thì hiệu quả sẽ cao hơn. Trẻ em thường hiếu kỳ và cởi mở với mọi thứ. Vì thế, giáo viên và cha mẹ cần cung cấp những tài liệu học thú vị để tạo niềm thích thú, hấp dẫn các em. Cha mẹ cũng cần thường xuyên kèm cặp con em mình để tạo cho các em niềm đam mê và yêu thích với môn ngoại ngữ.
 
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TRẺ EM UY TÍN
 

Theo bà, nên cho trẻ học ngoại ngữ vào thời điểm nào? Đặc biệt, làm thế nào để khuyến khích và tạo động lực cho trẻ học ngoại ngữ một cách hiệu quả?

- Theo tôi, trẻ em nên bắt đầu học ngoại ngữ từ năm 4 tuổi. Ở độ tuổi mầm non, trẻ em chưa phải vướng bận điều gì, chưa phải suy nghĩ về việc học. Nếu được học ngoại ngữ thời điểm này, các bé có thể được kết hợp vừa chơi vừa học. Và nếu các em có cơ hội làm quen và bắt đầu học ngoại ngữ sớm, sẽ có cơ hội có trình độ ngoại ngữ cao sớm hơn. Hệ thống giáo dục không thể được cải thiện một cách nhanh chóng, nhưng chúng ta có thể tạo cho trẻ điều kiện tiếp xúc và học ngoại ngữ qua sách vở, qua các chương trình truyền hình, các trang hướng dẫn học ngoại ngữ trên internet... Trẻ em hiện nay thường nhanh nhạy, có điều kiện du lịch nhiều, tiếp cận rộng mở, bao dung với các nền văn hóa lạ mà sách giáo khoa không thể đáp ứng được và đặc biệt rất thích xem tivi. Chúng ta có thể tận dụng thời gian bé xem truyền hình, thay vì những chương trình phim hoạt hình, cho bé xem chương trình dạy ngoại ngữ chất lượng tốt, vừa tạo cho bé các kỹ năng như quan sát, cách phát âm chuẩn, được xem nhiều nội dung phong phú... Khi đó, trình độ nghe, giao tiếp ngoại ngữ của trẻ sẽ được cải thiện và nâng cao rõ rệt.

Cùng con vượt qua rối loạn học tập

Rối loạn học tập là một thuật ngữ chung mô tả về vấn đề học tập ở trẻ. Con bạn có các biểu hiện như sợ đọc to, sợ viết 1 bài văn hay giải 1 bài toán? Đó có thể là biểu hiện của rối loạn học tập.

Theo thống kê ở Mỹ, trong độ tuổi từ 6-21, cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ gặp vấn đề rối loạn. Trẻ bị rối loạn học tập không có nghĩa là trẻ kém thông minh hay lười biếng, chậm nói. Những đứa trẻ này thường có chỉ số thông minh từ mức trung bình cho đến cao. Sự khác biệt là cách bộ não hoạt động khác nhau và tiếp nhận, xử lý thông tin khác nhau. Trẻ em bị rối loạn học tập thường liên quan tới vấn đề đọc, viết, làm toán, lý luận, nghe và nói.
Không ai trong số chúng ta muốn con mình bị như vậy, và bậc cha mẹ thường lo lắng rằng, con cái mình chậm chạp và sẽ không thành công như chúng bạn. Nhưng bạn cần nhớ rằng, sự thông minh của chúng không thua kém, chỉ cần giảng dạy bằng cách phù hợp với cách học “độc đáo” của trẻ sẽ giúp con vượt qua khó khăn.

 

Dấu hiệu rối loạn học tập

Biểu hiện này rất khác nhau qua từng đứa trẻ. Có bé gặp khó khăn với việc đọc và viết, hay không thể học toán. Có bé cảm thấy khó hiểu những gì người khác đang nói. Kiểm tra những biểu hiện dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt được tình trạng của con mình:

* Giai đoạn trước khi bước vào lớp 1:

- Gặp vấn đề về phát âm

- Không biết tìm từ thích hợp

- Khó khăn trong việc gieo vần

- Gặp khó khăn về học bảng chữ cái, số, màu sắc, hình dạng, các ngày trong tuần

- Khó khăn để làm theo các hướng dẫn hoặc học tập thói quen

- Không kiểm soát được màu sắc trong việc tô màu

* Giai đoạn lớp 1- 4

- Gặp vấn đề kết nối giữa các chữ cái và âm thanh

- Không thể kết hợp các âm để tạo thành vần

- Lẫn lộn những từ cơ bản khi đọc

- Viết sai từ và lỗi đọc thường xuyên

- Không hiểu những khái niệm toán học cơ bản

- Nói khó khăn và nhớ chậm

- Chậm chạp trong việc học các kỹ năng mới

* Giai đoạn lớp 5 - 8
- Gặp khó khăn với các kỹ năng đọc hiểu, làm toán

- Rắc rối với câu hỏi kiểm tra và các vấn đề về từ ngữ

- Không thích đọc và viết; không thích đọc to

- Đánh vần sai

- Kỹ năng tổ chức kém (như sắp xếp phòng ngủ, bài tập về nhà, bàn học lộn xộn…)

- Khó theo kịp thảo luận trong lớp học và bày tỏ suy nghĩ của mình

- Chữ viết xấu

 

Giúp con vượt qua trở ngại

Trẻ em bị chứng rối loạn học tập rất cần sự giúp đỡ của gia đình và nhà trường. Vì vậy, một số kinh nghiệm sau đây sẽ giúp cha mẹ cải thiện tình hình:

- Khen ngợi con khi chúng làm tốt: Tìm hiểu những gì con của bạn thích làm, chẳng hạn như múa, chơi bóng đá, hoặc máy tính… Tạo cho con nhiều cơ hội để theo đuổi thế mạnh và tài năng của mình. Luôn khen ngợi và động viên khi con đã làm tốt.

- Cách trẻ học tốt nhất: Cha mẹ hãy tìm hiểu xem, bé làm toán tốt khi thực hành bằng tay, hay quan sát, lắng nghe? Giúp con tìm ra thế mạnh của mình để làm tốt nhất.

- Hãy để con bạn giúp đỡ công việc gia đình: Hãy hướng dẫn bằng cách đơn giản nhất để con giúp đỡ những việc nhỏ, điều này xây dựng kỹ năng và sự tự tin. Bạn đừng quên khen khi con đã hoàn thành nhiệm vụ.

- Hãy chú ý đến sức khỏe tinh thần của con: Bạn có thể đưa con đến gặp những chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần trẻ em… để nhận sự giúp đỡ.
- Chia sẻ với những phụ huynh có con gặp tình trạng này.

- Gặp gỡ với nhà trường và giúp phát triển một kế hoạch giáo dục để hỗ trợ con, thường xuyên trao đổi về sự tiến bộ của con mình ở nhà và ở trường.

 

Lời khuyên cho giáo viên

- Tìm và nhấn mạnh những điểm mạnh của học sinh. Luôn động viên và khen ngợi để trẻ có động lực.

- Xem xét hồ sơ của học sinh để xác định vấn đề mà trẻ gặp phải, giúp trẻ hoàn thiện dần bằng cách:

+ Đưa nhiệm vụ, bài tập nhỏ hơn, mức độ dễ hơn cho trẻ. Hướng dẫn một cách đơn giản để trẻ dễ hiểu.

+ Cho học sinh nhiều thời gian hơn để hoàn thành việc học ở trường hoặc làm bài kiểm tra.

+ Cho phép trẻ ở độ tuổi lớn hơn được sử dụng máy tính với phần mềm kiểm tra chính tả, ngữ pháp.

+ Dạy kỹ năng tổ chức, kỹ năng nghiên cứu và chiến lược học tập. Điều này giúp tất cả học sinh, nhưng đặc biệt hữu ích cho những trẻ bị rối loạn.

+ Thiết lập một mối quan hệ làm việc tích cực với cha mẹ của học sinh. Thông qua giao tiếp thương xuyên, trao đỏi thông tin về sự tiến bộ của học sinh tại trường.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho trẻ em rối loạn học tập là giáo dục đặc biệt. Giáo dục đặc biệt có thể đánh giá tiềm năng học tập và trí tuệ của trẻ em cũng như mức độ thành tích học tập. Khi quá trình hoàn thành, cách tiếp cận cơ bản là dạy các kỹ năng học tập bằng cách xây dựng trên khả năng và thế mạnh của đứa trẻ, sửa những khuyết điểm. Các kỹ năng khác như ngôn ngữ cũng có thể bao gồm.

Một số loại thuốc có thể có hiệu quả trong việc giúp đứa trẻ học hỏi bằng cách tăng cường sự chú ý và tập trung. Liệu pháp tâm lý cũng có thể được sử dụng.

Phương pháp dạy con học chữ cái nhanh nhất

Bé biết nhận diện chữ cái sẽ là khởi đầu tốt cho quá trình học tập về sau. Vậy cha mẹ cần giúp bé nhận diện chữ cái nhanh nhất như thế nào?


Hát

Trước khi bé hiểu về từ ngữ, bé cần biết về từng chữ cái. Nên bắt đầu với những bài hát trong bảng chữ cái như “o tròn như quả trứng gà”… Hoặc hát bảng chữ cái tiếng Anh.

Hãy cùng bé hát trong bồn tắm, khi mặc quần áo, khi ngồi chơi… Dần dần bé sẽ thuộc những bài hát mà mẹ dạy. Đồng thời, bé hiểu được là có những chữ cái trong từng câu hát.

Viết

Giúp bé nhận diện chữ cái nhanh nhất là viết nó ra. Bạn viết từng chữ cái một lên bảng trắng (hoặc viết lên tấm bìa, treo trên tường).

Nên bắt đầu bằng chữ in hoa, bởi bé có thể bị lẫn lộn nếu bạn dạy cả chữ in hoa và chữ thường cùng lúc (ví dụ, chữ “A” và “a” cùng là một chữ nhưng lại gây khó hiểu cho bé).






Dạy một chữ tại một thời điểm

Tập trung dạy bé từng chữ một bằng cách chọn một chữ làm chủ đề học mỗi ngày. Viết và đọc chữ ấy ra để bé bắt chước bạn.

Sử dụng các miếng thẻ

Mua các miếng thẻ có in chữ cái; Hoặc bạn tự làm bằng giấy thủ công (cắt miếng giấy thủ công bé bằng lòng bàn tay, trên mỗi tờ giấy, viết một chữ in hoa, sau đó, khâu các mảnh giấy lại bằng kim, chỉ hoặc dập ghim, nếu là bìa cứng thì có thể đục lỗ và xâu các mảnh bìa lại).

Trò chơi

Tận dụng mọi cơ hội để chỉ cho bé những chữ cái xung quanh. Cho bé thấy những chữ cái trên bìa tạp chí tại nhà sách. Khi hai mẹ con đi dạo phố, chỉ cho bé thấy tên cửa hàng, cơ quan… Làm bánh thành các hình chữ cái và đưa cho bé chiếc bánh có chữ mà bé thích.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Lợi ích của việc học sớm ngôn ngữ thứ 2

Trước đây người ta vẫn thường nghĩ: học ngôn ngữ thứ 2 ở lứa tuổi đang bắt đầu học tiếng mẹ đẻ có thể khiến trẻ lẫn lộn, nhầm lẫn, từ đó ngăn trở việc học đọc - viết sau này. Nhưng các nhà nghiên cứu về học song ngữ đã đưa ra những kết luận hoàn toàn trái ngược và đáng kinh ngạc.
Đó là việc học đồng thời 2 ngôn ngữ giúp trẻ em trở nên linh hoạt, thông minh, có khả năng tập trung cao hơn. Barbara Lust, một chuyên gia ngôn ngữ và tâm lý phát triển trẻ em, cho rằng khả năng tập trung chú ý cao là chìa khóa cho sự thành công trong học tập và là biểu hiện cao nhất của khả năng sẵn sàng đi học ở trẻ mầm non.
Theo kết quả nghiên cứu 5 năm của Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ Cornell, học sớm ngôn ngữ thứ 2 không ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, ngược lại giúp trẻ tập trung chú ý tốt hơn trong khi học so với trẻ chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, ngôn ngữ thứ 2 hỗ trợ tiếng mẹ đẻ hình thành và phát triển tốt nếu được giới thiệu sớm và bằng phương pháp phù hợp. Việc học ngoại ngữ giúp trẻ diễn đạt tiếng mẹ đẻ đúng ngữ pháp, rõ ràng, mạch lạc hơn.
Barbara Lust và đồng nghiệp, tiến sĩ  Sujin Yang, đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên các tạp chí khoa học nổi tiếng. Tiến sĩ Sujin Yang đã nghiên cứu quá trình học ngôn ngữ của trẻ nhỏ hơn 30 năm, với trên 20 ngôn ngữ của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Bà chỉ ra rằng trẻ nhỏ có thể tiếp thu hơn một thứ tiếng cùng một lúc rất tự nhiên, thoải mái hơn chúng ta vẫn tưởng. Trẻ mầm non có thể học rất nhanh ngôn ngữ thứ 2 khi được “tắm” trong môi trường ngôn ngữ thường xuyên, tích cực mà chúng đang học.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn đưa ra những bằng chứng về các lợi ích khác mà trẻ có được khi học song ngữ (being bilingual). Đó là:

• Phát triển tốt hơn về kỹ năng xã hội từ sự tiếp cận nền văn hóa khác trên thế giới, kỹ năng giao tiếp linh hoạt và tâm thế tự tin.

 Kỹ năng phát âm tốt hơn (cả tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2).
• Khả năng quan sát đối chiếu, so sánh linh hoạt do trẻ luôn chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia.

• Từ mới sinh tới 6 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất cho việc học song ngữ. Qua giai đoạn này chúng ta phải cố gắng nhiều hơn, nhưng hiệu quả sẽ kém hơn.
2. Điều kiện cho việc học ngôn ngữ thứ 2 hiệu quả

TRƯỜNG TIẾNG ANH TRẺ EM POPODOO

• Hãy cho trẻ “tắm” (tiếp xúc thường xuyên) trong môi trường tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2 ngay khi mới sinh.

• Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được nghe ngôn ngữ thứ 2 trong ngữ cảnh hằng ngày giống như tiếng mẹ đẻ. Nghe là kỹ năng cực kỳ quan trọng việc học ngôn ngữ. Ngôn ngữ được bắt đầu học từ nghe -nói - đọc - viết. Ngoài giờ học, trẻ có thể xem tivi, nghe thơ, chuyện, bài hát qua băng cassettes.Trẻ cũng có thể nghe người nước ngoài nói chuyện. Hiện nay có rất nhiều nguồn tài liệu (băng đĩa, phim ảnh, phần mềm trò chơi...) cho cha mẹ lựa chọn.

• Trẻ không nhất thiết phải hiểu những gì chúng nghe. Ngữ điệu, âm thanh, cảm xúc lời nói…cũng giúp ích rất nhiều. Trẻ có thể không hiểu hết ngữ nghĩa, nhưng chúng có thể phân biệt ngôn ngữ này với tiếng mẹ đẻ và dùng khả năng suy đoán để hiểu ý chính: ai đang ra lệnh, ai đang đặt câu hỏi, ai đang vui…Ngoài ra, những từ được lặp lại nhiều lần với sự trợ giúp của hình ảnh, ngữ cảnh giúp bé hiểu ý nghĩa thực của chúng. VD: đứng lên, ngồi xuống, cầm lấy, con chó... Đó là điều kiện rất tốt để học ngoại ngữ thành công sau này. Kỹ năng suy đoán giúp trẻ học nhanh nhiều thứ, trong đó có cả ngôn ngữ.

• Bạn hãy nhớ rằng không cần thiết phải chú tâm dạy ngôn ngữ nào đó cho một đứa trẻ tuổi mầm non. Trẻ học một cách thoải mái, tự nhiên nhờ khả năng mà các nhà tâm lý học gọi là “tính hồn nhiên nhận thức”. Càng lớn tính vô tư (spontaneousness), không gò bó, không biết ngượng gập này sẽ dần mất đi khi trẻ học và ứng xử theo các quy tắc xã hội.

• Hãy đọc truyện tranh cho trẻ nghe thường xuyên, cả bằng tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2. Hãy tổ chức các trò chơi bằng cả 2 thứ tiếng (luân chuyển) để trẻ có thể học mà chơi đúng theo đặc điểm hoạt động nhận thức của chúng.

• Nếu bạn là người nói được ngôn ngữ này, hãy nói chuyện với trẻ bằng cả 2 thứ tiếng. Đừng sợ trẻ bị lẫn lộn (confusing). Giai đoạn đó sẽ qua mau, không hại gì, chỉ làm trẻ trở nên linh hoạt, dịch chuyển ý tưởng nhanh hơn các bạn chỉ học tiếng mẹ đẻ./.

Cách học của hai cậu bé giỏi nhất nước Anh

Được coi là những đứa trẻ học giỏi nhất nước Anh, nhưng Wajih và Zohaib không hề 'đầu to mắt cận', có thời gian xem TV, chơi điện tử như thường. Các em được nuôi dạy như thế nào?
Nhiều bậc cha mẹ thường quay phim những bước chân chập chững đầu tiên của con trẻ để lưu giữ. Nhưng với gia đình Usman Ahmed, không gì khiến anh tự hào bằng cảnh quay cậu con trai lớn giải những bài toán đầu tiên ở tuổi lên hai.
Giờ đây, cậu con lớn, Wajih, 11 tuổi, đạt điểm A bậc ở cao nhất của Cuộc thi Toán cao cấp (A-level Further Mathematics) ở Anh. Cậu em trai 9 tuổi là Zohaib, còn đặc biệt hơn, cũng đạt điểm A trong kỳ thi toán tương tự, trở thành người trẻ tuổi nhất đạt kỷ lục này. Giống anh trai, Zohaib có kế hoạch tới trường ĐH vào tuổi 14 và học tiến sĩ ở tuổi 17.
Ở trường, hai cậu bé tham gia tất cả các tiết học. Nhưng vào giờ toán, chúng ngồi nghiên cứu những bài toán cao cấp. “Khi các bạn bè cùng lớp nhìn qua vai cháu và thấy những trang sách về ma trận, lượng giác học… họ rất “choáng”, Zohaib cười khúc khích, kể lại.
Không 'đầu to mắt cận'
Hai cậu bé nhìn rất bình thường, không đeo kính, đầu cũng không to dị thường. Chúng thậm chí khá thảnh thơi. Trong phòng của hai cậu, bên cạnh sách giáo khoa, còn có một chiếc máy vi tính, một bộ máy chơi game PlayStation và Wii.
Ông bố, Usman, 43 tuổi, gốc Pakistan, tiến sĩ môn Vật lý, đang làm việc cho Bộ Quốc phòng Anh. Còn bà mẹ, Saadia, 37 tuổi, gốc Abu Dhabi thuộc Tiểu vương quốc Arap thống nhất, ở nhà làm nội trợ.
Trong căn nhà của họ lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười, bọn trẻ mong muốn khi lớn lên làm việc tính toán tiền lương hay bảo hiểm, chứ không phải cầu thủ bóng đá, nhà du hành vũ trụ.


















“Chúng tôi cố gắng giúp các con không bị ảo tưởng về mình, không để tài năng khác thường trở thành một điều bất lợi cho chúng”, Saadia nói.
Vẫn có thời gian chơi
Gia đình Ahmed không tin rằng chỉ nền giáo dục đắt tiền mới giúp bọn trẻ phát triển tài năng. Wajih và Zohaib vẫn học ở trường địa phương. Vào tháng 9 tới, Wajih chuyển tới một trường phổ thông hỗn hợp, cho nhiều trình độ khác nhau, gần Thornden. Ông bố cho biết sẽ “không bỏ thêm một xu lẻ nào, vì hệ thống giáo dục ở đây rất tốt”.
“Không có năng khiếu tự nhiên, bọn trẻ cũng có thể giỏi giang bằng việc học hành có hệ thống và chăm chỉ", ông Usman Ahmed khẳng định.
“Bọn trẻ cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Điều đó quan trọng hơn là gửi con tới một trường học đắt đỏ. Tôi thà dành thời gian cho các con, còn hơn là chỉ tiêu tiền cho chúng”, Usman nói.
Dưới sự giám sát của bố mẹ, hai cậu học bài ba tiếng mỗi ngày vào buổi tối, 5 tiếng vào thứ 7 và chủ nhật. Chúng làm tất cả bài về nhà giống bạn bè cùng lớp, nhưng làm thêm một số bài tập khó.
Usman khẳng định thời gian biểu của bọn trẻ không có gì bất thường. “Chúng còn thừa thì giờ để chơi điện tử, xem ti vi, nhưng điều khác biệt là có những khoảng thời gian tập trung học tập”.
Saadia nói thêm: “Chúng tôi không quá nghiêm khắc, nhưng có những quy tắc và hệ thống. Bọn trẻ có thời gian để chơi game, khoảng một tiếng mỗi ngày. Tất nhiên chúng tôi cũng thận trọng với các bộ phim và chương trình TV mà chúng xem. Chúng chủ yếu xem phim tài liệu và game show. Chúng tôi khuyến khích các con xem bản tin lúc 22 h, trước khi đi ngủ, vì muốn chúng hiểu biết về thế giới”.
Về nguyên nhân khiến hai đứa trẻ chịu học, ông bố Usman cho biết, trước hết, giải toán không chỉ là bài tập, mà là trò chơi yêu thích của bọn trẻ. Thứ hai, thay vì thỉnh thoảng cho tiền lẻ, các cậu bé được “trả lương” theo số giờ học. Khoảng 25 xu cho một giờ, nhưng tổng số tiền lên tới 10 - 15 bảng một tháng.
“Nhiều người khuyên tôi nên để bọn trẻ ra ngoài khám phá thế giới theo cách của chúng và quyết định chúng muốn làm gì, nhưng câu trả lời của tôi là không”, Usman dứt khoát. “Nếu cha mẹ không ảnh hưởng đến chúng, chúng sẽ chịu ảnh hưởng từ bạn bè, hoặc những gì chúng xem trên truyền hình, trên báo chí. Chúng tôi sẽ khuyên bảo chúng một cách chân thành và hướng dẫn chúng theo hướng tốt nhất cho cuộc sống”.   Theo Đất Việt/DM

8 cách luyện kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ

Phát triển kỹ năng đọc và viết là một bước quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị cho trẻ đến trường. Bạn có thể chơi cùng chúng một số trò chơi ghép từ vui vẻ để hình thành những kỹ năng ngôn ngữ mà bọn trẻ sẽ cần phải phát huy ở mẫu giáo và các lớp cao hơn. Những hoạt động sau sẽ giúp tạo một sự khởi đầu cho việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ

1. Trước khi bắt đầu bạn nên nhớ, chơi là việc của con, còn bạn là người thầy đầu tiên của chúng. Bạn hãy kiên nhẫn và làm cho việc học trở nên thú vị. Dành thời gian chơi cùng với con không chỉ để dạy dỗ chúng mà còn tạo những ký ức tốt đẹp giữa bạn và con, bởi một đứa trẻ hạnh phúc học hành sẽ tốt hơn.  Mỗi trò chơi bạn nên dành trung bình 15-20 phút để thực hiện. Khi nào con bạn có biểu hiện mất tập trung thì chính là lúc nên ngừng cuộc chơi. Sắp xếp và kết hợp nhiều thứ khi nói với con về hoạt động như con bạn thích gì, cần giúp đỡ ra sao…

Trường quốc tế trẻ em Popodoo

2. Bắt đầu trò chơi: Thu thập những đồ vật khác nhau ở quanh nhà như bút chì, gối, xoong chảo, thú nhồi bông, các món đồ vặt vãnh, bánh kẹo và một cái chăn. Mô tả đồ vật bằng nhiều cách bạn có thể nghĩ ra rồi đề nghị con bạn tìm. Trong trường hợp chúng không tìm được, bạn nên gợi ý cho chúng định nghĩa của những từ bọn trẻ chưa biết. Đừng lo ngại nếu có một số từ trùng nghĩa với nhau bởi mục đích của trò chơi này là mở rộng vốn từ vựng bằng cách đưa ra những từ mới. 
3. Bạn cần khuyến khích con nên ghi chép hàng ngày. Bạn kẹp vài mẩu giấy nhỏ trên một tấm bìa hay kẹp file, rồi động viên con mỗi ngày vẽ một bức tranh về những sự việc xảy ra trong ngày hoặc dùng trí tưởng tượng để kể thành câu chuyện. Sau khi con bạn hoàn thành bức tranh, hãy bảo chúng mô tả một chút về bức tranh và ghi những từ do con bạn nói ra lên trang giấy có bức tranh ấy.

4. Cùng đến thư viện với con và đọc lướt một số tạp chí dành cho các bé yêu. Mượn một vài quyển về nhà để xem con bạn thích quyển nào nhất. Cùng con đọc các quyển sách ấy và gợi ý một vài hoạt động. Khi con bạn đã quyết định được loại sách báo để đọc, hãy điền ngay vào thẻ ghi tên sách báo. Đây là một cách hướng trẻ đến với sở thích đọc. 

5. Dán nhãn tất cả mọi thứ trong bếp bằng cách viết các từ chỉ đồ vật trong bếp lên một tờ giấy to rồi cắt chúng ra. Sau đó, yêu cầu bọn trẻ dán những nhãn đó lên các vị trí thích hợp như tủ bếp, chậu rửa, ly, tủ lạnh, vòi nước, ngăn kéo… Bạn nên nói luôn công dụng của mỗi loại đồ vật khi bạn dạy con đến từ chỉ đồ vật đó. Yêu cầu chúng chỉ tay vào chậu rửa, nơi cất giữ đồ ăn, nơi nào làm đá… Sau khoảng 1 tuần hoặc hơn, hãy làm lại tương tự với phòng tắm, phòng ngủ… 

6. Các bậc cha mẹ nên tạo “một quyển sách đặc biệt” dành cho con mà không cần quá to hay nhiều trang. Viết tên sách lên bìa, bên trong từng trang viết tên những đề tài khác nhau để bọn trẻ tự điền như: “Màu sắc yêu thích nhất của con là….. Những đồ đạc trong nhà có màu ấy là …..” Những trang khác trong “quyển sách đặc biệt” có thể là tên các món đồ chơi, tên những trò chơi yêu thích, tên các thành viên trong gia đình, họ hàng hay màu tóc, màu mắt, chiều cao, cân nặng của chính bé.

7. Hàng ngày nên tạo nhiều cơ hội cho bọn trẻ ôn lại những từ cũ như bạn chỉ vào những thứ gặp trên đường đi rồi yêu cầu chúng nói tên hay mô tả. 

8. Luôn nói chuyện với trẻ khi bạn đang làm việc gì cần chúng chú ý để tăng vốn từ vựng bằng cách mô tả kỹ như “Mẹ đang giặt quần áo vì chúng bị bẩn khi chúng ta chơi ở công viên hôm nay. Mẹ cho một thứ bột đặc biệt gọi là xà phòng vào máy giặt”… Với những cách trên, bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì sự tiếp thu vốn từ của con mình khá nhanh. Chúc các bạn thành công! 

Gợi ý để bé học giỏi tiếng Anh

Trước 6 tuổi, bộ não của bé có khả năng tiếp nhận một số ngôn ngữ khác, ngoài tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, thời điểm này, cha mẹ nên chọn tiêu chí ‘học mà chơi, chơi mà học’ thay vì bắt ép bé phải dốc sức cho việc học ngoại ngữ.
Những gợi ý nhỏ sau giúp bạn cho bé làm quen với ngoại ngữ dễ dàng hơn (có thể thay thế tiếng Anh bằng các ngôn ngữ khác mà bạn muốn cho bé tiếp xúc):

HỌC TIẾNG ANH TỪ NHỎ

- Khi bạn chăm sóc bé trong những hoạt động hàng ngày như mặc quần áo, tắm rửa, đi dạo, mua sắm trong siêu thị… bạn nên sử dụng một số từ tiếng Anh thông dụng như: “Giày của con thì đọc là ’shoe’. Con hãy đọc theo mẹ nhé”. Sau đó, bạn có thể làm mẫu và để bé bắt chước theo.
- Bạn nên tìm mua những cuốn truyện tranh song ngữ Anh – Việt và đọc cho bé nghe. Khi bé đã nhớ câu chuyện, bé sẽ tự chỉ tay vào hình, tường thuật lại nội dung bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt cho bạn chấm điểm.
- Bạn có thể mua CD, DVD bằng tiếng Anh phù hợp với từng độ tuổi phát triển của bé. Bạn nên bật đĩa cho bé nghe hàng ngày nhưng bạn cũng nên giới hạn để bé không ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay máy vi tính.
- Bạn có thể sắp xếp cho bé tham gia vào một nhóm bạn chơi cùng độ tuổi. Tiếp đến, bạn đưa ra một đồ vật và để các bé đoán tên đồ vật đó bằng tiếng Anh. Bé nào có câu trả lời đúng sẽ được tặng thưởng.
Ngoài ra, bạn có thể chọn những bài hát tiếng Anh vui nhộn và bắt nhịp để các bé cùng hát theo.
- Với những bé đã biết chữ (đang học tiểu học), bạn có thể đưa ra một từ khóa và gợi ý để bé tìm những từ (cụm từ) có liên quan; chẳng hạn, nếu bạn đưa ra từ “căn nhà” (house), bé sẽ hoàn thành những đáp án khác như “căn phòng” (room), “cái ghế” (chair)…
 
Giao trinh Popodoo English - giúp bé học tiếng anh hiệu quả
 
 
Dạy bé học đếm số bằng tiếng Anh (dành cho những bé đã biết chữ)
- Trước tiên, bạn đánh số thứ tự từ 1 đến 10 (đi kèm với những chữ bằng tiếng Anh tương ứng) vào 10 miếng bìa cứng có màu sắc khác nhau. Sau đó, bạn lấy một tấm bìa bất kỳ, chỉ tay vào số và gợi ý để bé nhắc lại bằng một từ tiếng Anh tương ứng.
- Hoặc bạn chỉ tay vào những bức tranh có chữ (hoặc phần số) bằng tiếng Việt và hướng dẫn bé chuyển sang ngôn ngữ Anh văn. Hoạt động trên trang này cung cấp cho bé kiến thức về số học, cách phân biệt hình khối, màu sắc đơn giản.
Dạy bé làm quen với bằng chữ cái tiếng Anh (dành cho bé đã biết chữ)
Bé sẽ chỉ tiếp thu được bảng chữ cái tiếng Anh nếu bé đã thông thạo bảng chữ cái tiếng Việt.
- Bạn có thể so sánh bảng chữ cái tiếng Anh và bảng chữ cái tiếng Việt, để bé tự nhận biết những chữ cái có trong tiếng Việt mà tiếng Anh không có là “â, ơ, ê”… và ngược lại, có những chữ cái mà tiếng Anh có nhưng tiếng Việt lại không.
- Với mỗi chữ cái, bạn nên phát âm bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt cho bé nghe (trừ những chữ tiếng Việt có mà tiếng Anh thì không). Bạn không nên sợ bé sẽ bị nhầm lẫn; bởi vì, ở bậc tiểu học, bộ não của bé có khả năng tiếp thu và sàng lọc nhiều ngoại ngữ cùng lúc.
- Với một món đồ chơi, bạn nên hướng dẫn bé gọi tên món đồ đó bằng tiếng Anh. Sau đó, bạn gợi ý để bé tiếp tục tìm những đồ vật khác bắt đầu bằng cùng một chữ cái; chẳng hạn, “quả bóng” tiếng Anh là “ball”, bé sẽ tìm các từ khác bắt đầu bằng chữ cái “B” như “banana” (quả chuối), “bear” (con gấu)…
 
TRUNG TÂM TIẾNG ANH CHUYÊN TRẺ EM
 
- Giúp bé phân biệt chữ cái qua khả năng phân biệt mùi vị; ví dụ, với từ “pepper” (hạt tiêu) có vị cay nên từ này bắt đầu bằng chữ cái “P”; “banana” (quả chuối) có vị ngọt nên từ này bắt đầu bằng chữ “B”…
- Phần lớn các bé đều thích những bức vẽ về khủng long (dinosaurs). Vì vậy, bạn có thể cho bé nhận diện các bộ phận trên cơ thể một chú khủng long theo cách: Bạn viết chữ cái “E”, “L” bé sẽ tự hoàn thiện những đáp án tương ứng như “eye” (mắt), “leg” (chân)…
Lưu ý: Bạn nên nhớ thường xuyên ôn lại những từ (cụm từ) bé đã được học. Khi bé thành thạo hơn, bạn mới nên dạy bé ghép từ để hoàn thành câu…
- Nhiều trung tâm ngoại ngữ nhận bé 5-6 tuổi tham gia các khóa học tiếng Anh. Tùy điều kiện riêng, bạn có thể cho bé theo học những trung tâm như thế này. Hoặc bạn cũng có thể đăng ký cho bé học ngoại ngữ ở trường quốc tế nếu bạn có điều kiện.

Làm thế nào để giúp con tự tin

Điều quan trọng đối với cha mẹ là liên tục xây dựng lòng tự tin cho con, đặc biệt khi trường học và bạn bè có thể có những ảnh hưởng ngược chiều.
Để làm được điều này, các nhà khoa học đã đưa ra một số gợi ý với các bậc cha mẹ

Những điều cha mẹ cần chú ý:

    * Hãy tin vào con mình và thể hiện lòng tin đó
    * Khen con thật nhiều và thường xuyên có những phản hồi tích cực về những gì con làm
    * Lắng nghe con thật kỹ càng, thậm chí nhắc lại những gì vừa nghe được để kiểm tra xem mình có hiểu đúng những gì con nói không
    * Thể hiện hiểu biết với những cảm giác của con và khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc bằng lời nói
    * Khi cần chỉ trích, hãy chỉ trích hành vi chứ không phải chỉ trích trẻ: hãy làm cho trẻ hiểu hành động của cháu làm bạn giận chứ không phải rằng bản thân cháu là người xấu
    * Hãy tập trung vào những điểm mạnh chứ không phải điểm yếu của trẻ
    * Tôn trọng những mối quan tâm của con, kể cả khi những điều đó có vẻ buồn tẻ đối với bạn
    * Chấp nhận những nỗi sợ hãi và cảm giác bất an của con khi cháu nói như vậy - cho dù những điều đó có vẻ vớ vẩn, đừng bao giờ tỏ ra không quan tâm hoặc mắng át bé. Ví dụ nếu cháu nói "Con học rất kém toán", bạn hãy nói "Con đang gặp khó khăn trong môn này, vậy bố/mẹ có thể giúp gì con được không?", đừng bao giờ nói "vớ vẩn" hoặc "vậy thì con cố mà học tốt hơn"
    * Khuyến khích tính độc lập - khuyến khích trẻ thử sức với những điều mới
    * Hãy cùng cười vui với con - nhưng đừng bao giờ cười nhạo báng con
    * Tập trung mạnh vào những thành công của con, đừng quá chú ý tới những thất bại

Làm thế nào để xây dựng lòng tự tin cho con trẻ
Môi trường hoàn thiện cho các bé

Điều bạn cần tránh:

Bạn đã nói với con không được vừa đi vừa bê một cốc đầy sữa và đĩa thức ăn đầy. Cháu vẫn làm, rồi trượt ngã và đánh đổ hết mọi thứ ra sàn. Trong tình huống này, các bậc cha mẹ rất dễ dàng nói "Con có thấy không, mẹ đã nói rồi..."

Những lời như vậy sẽ làm cho trẻ đã buồn về chuyện xảy ra lại càng buồn hơn. Lúc này, bạn cần tỏ ra an ủi con bằng cách nói "trời ơi, con thử nhưng không được hả. Chán nhỉ. Nhưng lần sau có lẽ con nên để các thứ vào khay hoặc bưng từng thứ một thôi nhé."

Những lời chỉ trích được nói vỗ mặt đối với trẻ em có thể làm thui chột lòng tự tin của bé. Ngoài ra, nếu con bạn nghe thấy bạn nói với ai rằng cháu nó vụng về lắm, cháu sẽ cho rằng bạn thực sự tin như vậy và cảm thấy điều đó khó có thể thay đổi được. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến động lực cố gắng của trẻ.

Bạn cũng cần hết sức cẩn thận trong lời ăn tiếng nói. Người lớn thực ra rất dễ nói những câu như "Con vụng quá" hoặc "Đừng ngu ngốc thế" trong lúc bực mình.

Nên nhớ rằng quá nhiều lời chê của cha mẹ sẽ làm trẻ tin rằng chúng thực sự vô dụng và ngu ngốc.

Nói xin lỗi con khi bạn sai

Không ai trong chúng ta là hoàn hảo, sẽ có những lúc bạn nói ra điều gì và ngay lập tức hối tiếc. Nếu chuyện này xảy ra, hãy xin lỗi con bằng những câu như "Đáng lẽ bố/mẹ không nên nói thế. Bố/mẹ không cố tình". Sau đó hãy ôm con vào lòng để giàn hòa.

Nguồn: Đài BBC Vietnam