Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

CÁCH GIÚP TRẺ HỌC NGOẠI NGỮ HIỆU QUẢ


Trẻ thông minh hơn ta tưởng

Chia sẻ với các bậc bố mẹ tại buổi nói chuyện “Có nên cho con học ngoại ngữ từ năm bé lên 2 tuổi?” do Hội quán các bà mẹ tổ chức, Chuyên gia tư vấn giáo dục Tâm Như Hạnh cho rằng: “Não bộ của trẻ nhỏ giống như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh. Nếu chúng ta giới thiệu ngoại ngữ càng sớm, khả năng “hút” của miếng bọt biển này càng mạnh”.
Ngoài ra, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ cũng dễ bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn. Đừng lo các bé bị nhầm lẫn, hay loạn ngôn ngữ, vì đầu óc càng non nớt càng dễ phân biệt và tiếp thu.
Nói về khả năng học ngoại ngữ của trẻ, chuyên gia nhận định: “Một trẻ phát triển bình thường khi được 18 tháng tuổi có thể nói được trung bình khoảng 50 từ. Việc cho trẻ tiếp thu hai ngôn ngữ một lúc sẽ tăng tư duy cho bộ não, đồng thời giúp trẻ nói được nhiều từ hơn so với một đứa trẻ chỉ tập nói một ngôn ngữ.
Điều này không chỉ giúp bé có thể làm quen với ngoại ngữ khác và tiếng mẹ đẻ mà còn giúp bé tự tin, sôi nổi, bạo dạn hơn trong giao tiếp”.
Hãy cùng học với con
Trên thị trường có rất nhiều giáo trình, máy, CD, website, cũng như các trung tâm ngoại ngữ giúp trẻ học. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết phương pháp dạy con và có điều kiện để đưa con đến các trung tâm đó.
Chị Thu Hương, quận Gò Vấp đặt vấn đề: “Không phải bà mẹ nào cũng biết tiếng Anh để dạy con. Thậm chí nhiều bà mẹ biết nhưng sợ phát âm sai nên không dạy. Vậy phải làm sao?”.
Vấn đề không phải là dạy con mà là chơi với con. Nếu bố mẹ không biết tiếng Anh, có thể cùng con học nghe & nói thông qua các từ, các bài hát vui nhộn, trò chơi vận động bằng tiếng Anh trên băng đĩa, tivi…
Các mẹ có thể đưa ra những từ đơn giản đến phức tạp và tận dụng các câu nói hằng ngày. Ví dụ, tới giờ ăn dạy dùng từ “rice” (cơm) và “enjoy your meal” (chúc ăn ngon) cho trẻ, hoặc trong giờ tắm, giới thiệu các từ “face” (mặt), “eyes” (mắt); “nose“ (mũi)... bằng cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Lặp đi lặp lại những từ như thế sẽ giúp trẻ tiếp nhận ngôn ngữ một cách rất dễ dàng.
Bạn cũng có thể dán những từ con đã học trên tường nhà, làm thùng thu thập ngôn ngữ cho con. Mỗi ngày, cha mẹ cho con làm quen với một, hai từ. Sau một tuần, cùng con mở thùng ra hoặc cùng xem lại những từ đã học để chơi trò chơi đoán chữ. Sẽ rất thú vị và trẻ sẽ nhớ rất nhanh.
Các phụ huynh cũng có thể dạy ngoại ngữ cho trẻ xoay quanh những sinh hoạt hằng ngày và những chủ đề mà trẻ yêu thích như màu sắc, con vật, đặc biệt là tận dụng các bài hát tiếng Anh.
Theo Gia đình & Xã hộ

ĐỂ CON HỌC TỐT HƠN


Khi các bậc phụ huynh quan tâm chu đáo đến việc học hành của con, trẻ sẽ ham thích học tập và học tốt hơn, đồng thời cũng phát huy sự tin tưởng trách nhiệm và tính độc lập. 

Khích lệ trẻ: Thường xuyên nói những lời khen ngợi cụ thể. Sau một bài học hoặc một bài tập thực sự gay go, hãy tặng cho trẻ một phần thưởng nho nhỏ, nhưng tránh phần thưởng như một vật hối lộ.
 
Luôn có mặt để trả lời những thắc mắc: Bạn có thể đọc sách hoặc làm việc cạnh nơi con mình đang học bài. Động viên trẻ cố gắng tự giải quyết vấn đề trước khi hỏi bạn. Những gì nằm ngoài tầm của trẻ, bạn nên giải thích cho con biết và đưa một ví dụ cụ thể để con tự làm lấy. Như thế, sẽ giúp cho trẻ có tính độc lập hơn.
 

HOC TIẾNG ANH TỪ NHỎ

Dán lịch học lên tường: Trẻ có thể đánh dấu bằng bút chì vào thời gian làm bài tập ở nhà, hạn nộp bài và ngày kiểm tra lên lịch học. Đối với những việc lớn hơn nên giúp trẻ phân chia công việc thành nhiều bước, và viết những bước này lên thời gian biểu.
 
Làm quyển số ghi chú: Nên khuyến khích trẻ làm một quyển sổ ghi chú đặc biệt để trẻ ghi những công việc đưa giao. Trẻ có thể viết ra những gì trẻ được giao làm mỗi ngày để không quên. Sổ này cũng có thể dùng để ghi số điện thoại của các bạn cùng lớp để trẻ gọi khi cần trao đổi bài vở.
 
Kiên quyết với trẻ: Nhắc nhở trẻ khi dến giờ học bài hoặc làm bài tập và giúp trẻ bắt đầu công việc ấy. Nên duy trì kiên quyết với trẻ, bất kể sự phản đối hoặc lời biện hộ nào. Bằng sự kiên định, bạn sẽ dễ dàng đạt được kết quả mong muốn là con bạn sẽ có thói quen tự giác học bài, làm bài ở nhà một cách tốt hơn.
 
Liên lạc với thầy cô giáo: Gặp gỡ thường xuyên với thầy cô giáo của con bạn để nắm được học lực của con trẻ, những kế hoạch cụ thể và những mong đợi của thầy cô giáo

Nguyễn Tấn Quốc (Bình Chánh.TP.HCM)(Trích Phụ nữ, 9/9/2005,- Tr.9

NHỮNG CÁCH ĐƠN GIẢN GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC


Nếu bạn cho trẻ xem một cuốn catalog sản phẩm và cho phép bé chọn mua một đồ, trẻ sẽ rất thích thú đọc nó. Bạn có thể nói: "Mẹ sắp mua một vài thứ. Con có muốn xem mình cần gì không?".
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ không thực sự đang đọc trừ khi chúng cầm một quyển sách hoặc đang làm bài tập ở trường có liên quan đến vấn đề đọc. Nhưng có rất nhiều cách gián tiếp để có thể phát triển kỹ năng đọc của trẻ ở nhà.
Bạn hãy tận dụng những điều ghi trên hộp hoặc gói thức ăn, hướng dẫn sử dụng đồ vật, hướng dẫn sử dụng thuốc... và cả những tờ báo để phát triển kỹ năng đọc, suy nghĩ và học của trẻ.
1. Báo, tạp chí
Bạn có thể dạy trẻ kỹ năng đọc lướt và đọc nhanh mục tin tức trên báo. Người viết báo thường đưa những thông tin quan trọng lên đoạn đầu của bài báo. Vì thế, bạn hãy chỉ cho con thấy rằng bé có thể đọc lướt nhanh.
Chẳng hạn, vào mục tin, con có thể lướt qua xem thích đọc trọn vẹn tin nào. Những bài báo được làm nổi bật có thể quan trọng với con và con có thể quay lại và mở trang đó ra để xem con có thực sự thích đọc nó không.
Bạn có thể thảo luận thêm với trẻ nhưng bằng một cách nhẹ nhàng và khôn khéo. Sau khi trẻ đã đọc xong một cái gì đó, bạn có thể hỏi: "Con nghĩ gì nào? Ông ấy có đúng không? Mẹ thấy băn khoăn về quyết định của ông ấy."
Hoặc là bạn có thể khơi mào bằng một câu chuyện phiếm. Chẳng hạn, nếu bạn biết trẻ vừa xem một bộ phim mới, và có một phần giới thiệu ở trên báo hoặc tạp chí, bạn có thể hỏi trẻ nghĩ gì về phần giới thiệu này. Trẻ đồng ý hay không đồng ý? Và tại sao?
Những tờ báo nhỏ của địa phương thì rất thú vị bởi vì biết đâu bạn sẽ đọc một bài viết về một người mà mình quen. Nó sẽ dễ dàng hơn để khuyến khích con đọc về một sự kiện đặc biệt của trường trẻ như: ai được chọn là Nữ hoàng trong tháng 5 hoặc ai đã rời thị trấn...
Còn nếu trẻ đặc biệt thích một ngôi sao ca nhạc rock, một cầu thủ..., bạn hãy đề nghị trẻ lưu giữ tất cả những bài báo về nhân vật này. Nếu bạn đặt một tờ báo mà có thể trẻ không thích đọc, vậy thì hãy cắt nó ra và đưa nó cho trẻ, và nói rằng; "Đây là một bài báo thú vị cho con". Bạn có thể chắc rằng trẻ sẽ đọc nó.



2. Catalog sản phẩm
Các gia đình thường nhận được rất nhiều catalog giới thiệu đủ mọi loại sản phẩm. Nếu bạn cho phép trẻ được mua một sản phẩm, nó sẽ thu hút sự thích thú của trẻ khi đọc catalog. "Mẹ sắp mua một vài thứ. Con có muốn xem mình cần gì không?", điều này sẽ khơi gọi trí tò mò cho bé.
Mọi người thường phàn nàn về thư rác. Nhưng mặt khác, mọi người cũng thích được mở nó ra và xem xét kỹ nội dung. Vậy bạn hãy giữ lại những thư rác đó và cho trẻ mở và đọc nó. Phần lớn thư rác được viết và thiết kế để thu hút mắt nhìn và đọc được nhanh, dễ dàng.
3. Đưa ra một chủ đề để cùng thảo luận
Nghĩ ra một trò chơi đòi hỏi phải kỹ năng đọc, tìm hiểu cũng là một cách giúp trẻ đọc tốt hơn. Vào đêm mùa đông lạnh hoặc ẩm ướt, cả nhà bạn có thể chọn một chủ đề và tìm thêm thông tin tham khảo trong giá sách của gia đình. Hãy để trẻ đọc to thành tiếng chủ đề đó và sau đó cả nhà cùng thảo luận.
Chẳng hạn, một ai đó đưa ra chủ đề là "kiến". Mọi người đều đã từng bị quấy rầy bởi lũ kiến trong nhà, nhưng chúng thực sự thích ăn gì? Cách thức tổ chức cuộc sống của chúng như thế nào?
Hay mỏ của những chú chim giống nhau như thế nào? Nếu khác nhau thì tại sao? Những chủ đề như này có thể là không bao giờ chấm dứt.
Và khi những cuốn sách tham khảo cạn thông tin, trẻ có thể ước được biết nhiều hơn về chủ đề này. Lúc này bạn có thể đến thư viện, hỏi người quản lý thư viện.
5. Hướng dẫn cách sử dụng đồ vật
Một số những sở thích như đan cần phải đọc rất kiên trì. Hãy khuyến khích trẻ làm, nhưng bạn cần phải cổ vũ trẻ rất nhiều khi cần thiết. Điều quan trọng là bạn không được để tức giận, điều này là có thể khi trẻ phải đọc chăm chú.
Ngay cả khi nấu ăn, bạn cũng có thể tận dụng để bắt trẻ phải đọc. Như khi bạn muốn nướng một con gà đông lạnh. Bạn có thể nhờ bé làm việc này. Hãy thử như sau: "Bill, con giúp mẹ cho con gà vào trong lò nướng. Mẹ sẽ làm salad. Con hãy đọc hướng dẫn để làm nóng lò".
Hoặc là "Mẹ không thể đọc được chữ in quá nhỏ (trên hộp ngũ cốc, và những gói khác). Con giúp mẹ được không?"
6. Tiểu thuyết, sách viễn tưởng
Hãy tìm trên thị trường những tiểu thuyết hoặc sách viễn tưởng dành riêng cho trẻ. Có rất nhiều loại sách mà trẻ có thể đọc nhanh và thích thú từ đầu đến cuối. Bạn không cần thiết phải giục trẻ đọc những sách này, chỉ để chúng trên bàn uống cafe cùng với những tờ báo, tạp chí và cơ hội để trẻ cầm lên đọc là rất lớn.
Nguồn: Vnexpress

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

6 nguyên tắc dạy tiếng Anh cho trẻ em


Sáu nguyên tắc dạy tiếng Anh cho trẻ em

24/5/2012 9:12
Dạy và học tiếng Anh có vị trí vô cùng quan trọng, nhất là việc dạy và học Tiếng Anh cho trẻ. Sau đây là một số nguyên tắc trong dạy tiếng Anh trẻ em:
 1. Chơi hơn dạy
Đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh. Từ đó, hướng dẫn học sinh tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.
 
2. Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết.
 
Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch... nói chung là các hoạt động nhằm giúp các em tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép.Các hoạt động đa dạng sẽ giúp học sinh từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập

Môi trường tiếng anh hoàn thiện cho trẻ 2-12 tuổi
 
3. Học cụ hơn giáo trình.
 
Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết.
 
Cần chú ý những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch...) bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của học sinh, nhất là cần khuyến khích học sinh tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học tập, khuyến khích các em nghe nói, giao tiếp Tiếng Anh nhiều.
Việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng.
 
 
4. Nói nhiều hơn nghe-viết.
 
Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, học sinh đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp Tiếng Anh đối với nhiều thế hệ đi trước.
 
Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nói, học sinh cũng cần phải phát âm chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp học sinh phát âm chuẩn. Qua đó các em cũng phát âm Tiếng Anh chuẩn hơn.
 
Một cách hạn chế việc phát âm không chuẩn là tăng cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc...

 
5. Bắt chước hơn ngữ pháp.
 
Bắt chước là không thể thiếu được đối với thiếu nhi, đặc biệt trong học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản.
 
Ngữ pháp được hình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh không để ngữ pháp là trở ngại trong bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt. Việc xác định tốt hay xấu là do giáo viên và phụ huynh chủ động hướng dẫn để học sinh tự xác định và hành động phù hợp. Việc bắt chước sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng phát âm của các em, các em sẽ có thể phát âm Tiếng Anh với mức độ chuẩn gần với người bản xứ.

POPODOO SCHOOL

 
6. Vui hơn cho điểm.
 
Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học không riêng gì ngoại ngữ, phụ huynh thường hỏi là “hôm nay được bao nhiêu điểm” hơn là “hôm nay học có vui không, có gì mới không” như trong các hệ thống giáo dục khác. Chính vì tư tưởng này, học sinh phải chú ý lấy được điểm cao và vui chơi lại là thứ yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số cao.
 
Điểm số cũng cần vì đó cũng là cách động viên học sinh nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải thay đổi để làm cho lớp học sinh động, học sinh có vui mới hình thành động cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ lực đạt kết quả.
 
Ở nước ta, vẫn chưa có chuyên ngành dạy tiếng Anh thiếu nhi như ở nhiều nước khác. Sắp tới, cần chú ý xây dựng những lớp bồi dưỡng chuyên đề về dạy tiếng Anh thiếu nhi để không những nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng mà còn rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới cả về phương pháp, kỹ năng và tạo nền tảng, thói quen cho học tập suốt đời trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh.

Dạy bé học tiếng Anh từ chính những “tác phẩm nghệ thuật” của bé


Những bức tranh vẽ về ngôi nhà, bố mẹ, ông bà, cô giáo, bạn bè, trường lớp …của bé hầu hết đều rất quen thuộc với các bậc phụ huynh bởi lẽ trẻ nhỏ luôn thích vẽ những gì gần gũi nhất với chúng. Vậy tại sao các bậc phụ huynh không dạy trẻ học tiếng Anh từ chính những “tác phẩm nghệ thuật” của bé nhỉ?

Với bức tranh ngôi nhà đơn giản như trên, để học tiếng Anh cùng con, cha mẹ có thể đặt ra cho bé những câu hỏi và những lời gợi ý để trẻ chọn lựa như: Hãy nhìn vào bức tranh này nhé, đố con biết cửa sổ của ngôi nhà màu gì nhỉ? Orange, yellow hay purple? Trên cây có mấy quả táo chín nào? Five, six hay seven?Cánh diều to hơn màu gì? Ông mặt trời có mấy tia? Cửa ra vào hình triangle/ circle hay rectangle? Con hãy nhìn xem mái nhà màu gì nào?...
Cha mẹ cũng có thể kiểm tra khả năng ghi nhớ của trẻ bằng cách cho trẻ xem bức tranh 5 phút, sau đó giấu bức tranh đi và hỏi những câu như trên. Trẻ sẽ thấy vô cùng hào hứng! Các bậc phụ huynh hãy luôn khích lệ trẻ trả lời bằng tiếng Anh để phát huy khả năng ghi nhớ và ôn luyện từ vựng chỉ màu sắc, hình dạng và số đếm. Việc động viên trẻ bằng những câu khen ngợi như: Excellent! (Con làm tốt lắm), Very good! (Con giỏi quá!) hoặc là Good, try! (Tốt lắm, cố lên con nhé!) của cha mẹ cũng là nguồn động viên để trẻ cảm thấy hứng thú học tiếng Anh hơn.


Đối với các bé ở độ tuổi lớn hơn, phụ huynh có thể cho trẻ làm những câu trắc nghiệm để kiểm tra khả năng ghi nhớ từ vựng của trẻ.
Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số câu trắc nghiệm giúp các bậc cha mẹ dễ dàng hơn trong việc dạy trẻ từ chính những “tác phẩm nghệ thuật” của bé!
1. The roof is shaped like a ___________.
A. triangle                   B. circle                      C. square                   D. diamond.
2. The big kite is ___________.
A. yellow                     B. purple                     C. blue                      D. green
3. The rectangle in the picture is a ________.
A. window                   B. door                        C. sun                       D. tree
4. There is a _________ on the top of the house.
A. diamond                 B. circle                       C. star                       D. square
5. There are _________ rays on the sun.
A. five                         B. six                           C. seven                    D. eight
6. The windows of the house are shaped like ________.
A. square                    B. circle                        C. rectangle              D. star
7. There are _______birds above the house.
A. five                         B. six                           C. seven                    D. four
8. There are ________ apples are ready to be picked.
A. four                        B. five                           C. six                        D. seven
9. The grass beside the house is _________.
A. green                     B. yellow                       C. orange                  D. blue
10. The mailbox is ________.
A. green                     B. black                         C. blue                     D. red

Để trẻ phát triển năng khiếu, tri thức và thể chất một cách tự nhiên và đồng đều cha mẹ có thể áp dụng phương pháp hết sức đơn giản mà hiệu quả này. Trẻ sẽ lấy làm thích thú khi được bố mẹ dạy học tiếng Anh từ chính những tác phẩm đầu tay của bé.

Cha mẹ làm gia sư Tiếng Anh cho bé


Bạn cùng học, cùng chơi với bé để tạo dựng tình yêu thương và củng cố vốn Tiếng Anh cho bé. Hãy mở đầu thật thú vị. 
Bạn hãy cho bé xem truyện tranh hoặc xem phim hoạt hình không có phụ đề bằng Tiếng Việt. Có thể bé sẽ hiểu hoặc không. Bạn hãy nói chuyện với bé về các nhân vật trong truyện. Chú ý xem bé thích nhân vật nào nhất. Hỏi xem nhân vật đó nói gì. Lúc nào bé không thể trả lời được, bạn gợi ý cho bé muốn hiểu nhân vật đó nói gì, bé cần học Tiếng Anh. Vì tò mò và hứng thú bé sẽ tự nguyện học cùng bạn. Bạn có thể nghĩ ra nhiều cách lôi kéo bé khác. 


Dựa vào hứng thú của bé

Dù áp dụng phương pháp dạy nào bạn cũng nên quan tâm tới đặc điểm tâm lý của bé. Tâm hồn bé giống như một tờ giấy trắng, đơn giản và ngộ nghĩnh. Hãy tạo cho bé niềm say mê học bằng cách tác động đến sở thích của bé.

Bé rất thích xem phim hoạt hình. Hãy để bé có khoảng 15-20 phút để xem những chương trình của hãng Cartoon, Walt Disney (hạn chế thời gian vì xem TV nhiều sẽ không tốt cho bé). Bạn nên xem cùng bé và hỏi bé. Bé sẽ nói theo ý hiểu và bạn hãy giúp bé phát âm từ đó.

Bé thích đọc truyện tranh. Hãy mua cho bé những quyển truyện bằng Tiếng Anh đơn giản có in hình con thú, đồ vật trong nhà… Giúp bé phát âm. Cách hay nhất là hãy cùng bé tìm những từ mới tương ứng với các đồ vật trong nhà. Sau đó ghi từ mới vào mảnh giấy nhớ dán lên để bé học thuộc.

Bé thích nghe nhạc. Thật tuyệt vời khi thấy bé lắc lư theo điệu nhạc. Bạn hãy cho bé nghe những bài hát bằng Tiếng Anh, bé cảm thấy phấn chấn hơn, tiếp thu nhanh hơn những gì bạn dạy.

Bé thích shopping. Hãy đưa bé dạo quanh phố phường. Trên đường phố, có rất nhiều bảng hiệu Tiếng Anh. Hãy giúp bé nhớ bằng cách hỏi nhiều lần.

GIÚP BÉ HỌC TIẾNG ANH CÓ HIỆU QUẢ

Vừa học vừa chơi

Hãy cùng bé tổ chức một cuộc hội thoại. Bạn có thể trở thành nhân vật siêu nhân, búp bê… cùng bé giải quyết tình huống nào đó trong cuộc sống mà bạn nghĩ ra. Bạn nên tham khảo trong các phần mềm dạy học.

Hoặc cùng bé chơi trò “đuổi chữ, bắt hình”. Bạn lấy những bức tranh con vật hay những loài hoa tương ứng với những từ bé đã học, thông báo luật chơi với bé. Khi bạn phát âm một từ Tiếng Anh, ai chọn và chỉ vào bức tranh nhanh nhất người đó sẽ thắng. Bạn nên khuyến khích bé, để cho bé thắng nhiều lần. Bé sẽ rất thích thú và muốn chơi tiếp.

Cần đến sự hỗ trợ

Bạn cần được sự hỗ trợ từ các đĩa dạy Tiếng Anh cho trẻ em. Có những từ bé hay hỏi mà bạn không biết. Bạn hãy dùng kế hoãn binh. Đừng bao giờ nói bạn không biết. Bé sẽ thất vọng vì trong mắt bé, bạn là người “biết tuốt”.

Bạn cũng nên tham khảo xem ở trường bé học như thế nào. Có thể trao đổi với thầy cô để học tập kinh nghiệm. Một hoạt động rất bổ ích cho bạn là bạn hãy cho bé tiếp xúc với người nước ngoài. Những người nước ngoài rất thân thiện và chắc chắn không ai từ chối nói chuyện với thiên thần đáng yêu của bạn.