Không cần phải nói tiếng Anh lưu loát, bạn vẫn có thể cho con một nền tảng ngoại ngữ vững chắc nhờ ứng dụng những kỹ thuật trong việc dạy tiếng mẹ đẻ.
Kết quả khảo sát tại Anh cho thấy khi cha mẹ giúp trẻ học ngoài giờ trên lớp, kết quả học tập của trẻ được cải thiện rõ rệt.
Nhiều thầy cô và cha mẹ cùng phối hợp trong việc dạy dỗ thì cơ hội để trẻ thành trên con đường học vấn là rất cao.
Bố mẹ nói tiếng Anh để giúp con trẻ học tiếng Anh
Trong suốt hai năm đầu đời, trẻ học ngôn ngữ, học nói qua âm điệu và cách nói đặc biệt mà người mẹ sử dụng. Dù chỉ biết một chút tiếng Anh cơ bản, bố mẹ cũng có thể giúp con học ngoại ngữ. Bí quyết là sử dụng lại hay điều chỉnh những kỹ thuật của “ngôn ngữ đơn giản” mà chúng ta vẫn dùng để dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ.
Bạn lo lắng về phát âm tiếng Anh của mình? Thực ra điều này không đáng ngại. Trẻ có khả năng đáng kinh ngạc trong việc thay đổi ngữ điệu cho phù hợp với tiếng Anh mà các em nghe được ở xung quanh.
Điều chúng cần là được cảm thấy “Mình có thể nói được tiếng Anh”. Đây là điều mà các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ.
Ngôn ngữ đơn giản là gì?
“Ngôn ngữ đơn giản” là một hình thức trò chuyện được điều chỉnh cho phù hợp với ngôn ngữ của trẻ. Nó tạo cho trẻ cơ hội giao tiếp và giúp trẻ đạt được trình độ cao hơn về năng lực ngôn ngữ.
Những kỹ thuật sau sẽ giúp các bậc phụ huynh lôi cuốn con vào hoạt động học một cách vô thức:
● Tường thuật tại chỗ (nói to) những gì đang diễn ra: “Con nhìn này. Bố (mẹ) vừa đặt nó lên bàn đấy” hay “Thế con thích cái nào?” (ngừng lại một lúc) “À, bố (mẹ) thích cái này”, “Cái màu đỏ ấy”.
● Thường xuyên lặp lại các từ ngữ: Việc đó giúp trẻ củng cố những gì bé đang học. Bạn có thể thấy nhàm chán với việc lặp đi lặp lại nhưng trẻ lại không hề thấy vậy.
● Nhắc lại những gì trẻ vừa nói đồng thời mở rộng thêm: Khi trẻ nói: “Màu vàng” thì bố (mẹ) nên nói: “Con thích cái màu vàng à. (Ngừng một lát) Của con đây” hay “Đây là cái màu vàng” hoặc “Màu vàng, màu đỏ và đây là cái màu nâu. (ngừng một lúc) Con thích cái màu nâu phải không?”.
● Nói chậm và nhấn vào những từ mới một cách thật tự nhiên để không làm thay đổi ngữ điệu của ngôn ngữ: “Hôm nay chúng ta sẽ đọc bài thơ nào nhỉ?”, “Con chọn đi”.
● Sử dụng những cụm từ nhất định mỗi khi cho trẻ học hay tham gia vào các hoạt động, trò chơi. Khi trẻ đã hiểu hết những cụm từ cơ bản này thì hãy mở rộng thêm: “Chúng ta chơi trò đố vui nhé”, “Con đứng đó đi”, “Trước mặt bố (mẹ) này”, “Đúng rồi”, “Con sẵn sang chưa?”.
Trong khi sử dụng các kỹ thuật này để dạy trẻ, bố mẹ nên dùng biểu hiện trên khuôn mặt và cử chỉ để giúp trẻ hiểu tốt hơn. Bên cạnh đó bạn cần khuyến khích trẻ nói.
Khi thấy trẻ cần thời gian suy nghĩ, bố mẹ nên ngừng lại một lúc để chờ trẻ. Những lúc nghỉ như vậy sẽ khiến trẻ hứng thú hơn với trò chơi.
Khi trẻ bắt đầu nói được thì trẻ không cần thiết phải sử dụng “ngôn ngữ đơn giản” nhiều như trước. Trừ trường hợp bạn muốn dạy cho trẻ từ ngữ hay những hoạt động mới.
Làm thế nào để bổ sung vốn từ cho trẻ?
Theo nghiên cứu, trẻ muốn diễn đạt bằng từ ngữ (tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ) về những vấn đề như:
● Bản thân và những điều trẻ thích: “Con thích cài này”, “Con không thích cài kia”.
● Những việc trẻ làm: “Con đã đến…”, “Con đã ăn…”.
● Cảm giác của trẻ và những người xung quanh: “Con buồn”, “Cô ấy bực mình”.
Khi trẻ cần thực hành tiếng Anh, bố mẹ hãy sử dụng những câu gợi ý như: “Tên con là gì?”, “Con mấy tuổi?”, “Kia là con gì?”.
Nhiều lúc, trẻ sẽ thêm vào câu nói một từ tiếng mẹ đẻ vì chưa biết từ tiếng Anh tương ứng. Nếu người lớn nhắc lại câu nói của trẻ bằng tiếng Anh, bé sẽ nhận ran gay từi tiếng Anh mà chúng chưa biết.
TRUNG TÂM ANH NGỮ TRẺ EM UY TÍN |
Khi nào cha mẹ cần dịch cho trẻ nghe
Khi học tiếng mẹ đẻ, trẻ đã quen với việc chỉ hiểu được một vài từ trong câu rồi đoán nghĩa những từ còn lại nhờ ngữ điệu, cử chỉ của người nói. Với các câu nói tiếng Anh, trẻ cũng sẽ áp dụng kỹ năng này.
Khi khái niệm và từ ngữ diễn đạt khái niệm đều mới mẻ với trẻ, bố mẹ cần phải giải thích cho trẻ nghe từ có nghĩa tương đương trong tiếng mẹ đẻ trước một lần rồi mới nói từ tiếng Anh.
Tuy nhiên, cần hạn chế việc này. Trẻ sẽ quen với việc đợi cha mẹ dịch nghĩa thay vì dựa vào những gợi ý để hiểu từ mới.
Những lưu ý cuối cùng dành cho các bậc phụ huynh
Những bài học tiếng Anh nên kéo dài trong vòng mười phút và diễn ra một hoặc hai lần mỗi ngày.
Khi dạy con học, cha mẹ nên tập trung mọi sự chú ý vào trẻ. Điều đó giúp trẻ yêu thích những giờ học tiếng Anh vì chúng nhận được nhiều sự quan tâm của bố mẹ.
Bạn cũng đừng quên thường xuyên khen ngợi để trẻ biết rằng chúng đang tiến bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét